| Hotline: 0983.970.780

Những bức tranh nổi sống động như thật

Thứ Sáu 22/03/2024 , 09:28 (GMT+7)

Sinh năm 1994, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Tiếp trải qua nhiều công việc để mưu sinh trước khi tìm ra điểm dừng chân ở nghề đắp tranh nổi.

Thời gian qua, mạng xã hội TikTok chia sẻ rất nhiều về anh bộ đội xuất ngũ mặc quân phục rằn ri màu xanh, tay cầm bay xây dựng tạo ra những bức tranh tường nổi độc đáo, sống động, hút hồn người xem từ xi măng.

Chủ nhân của tài khoản TikTok này là Tạ Văn Tiếp, 30 tuổi, quê Bắc Giang. Đến nay, kênh của Tiếp có hơn 40.000 lượt theo dõi và trên 400.000 lượt like với nhiều clip chia sẻ cách đắp tranh tường nổi miễn phí.

Hiện nay, ngoài nhận công việc đắp tranh nổi cho các công trình ở nhiều địa phương tại miền Bắc, Tiếp còn mở các lớp đào tạo nghề đắp tranh nổi cho những người có năng khiếu và đam mê với công việc này. 

Theo chia sẻ của Tiếp, đầu năm các công trình còn ít, nhu cầu đắp tranh chưa nhiều nên anh sẽ tập trung vào các lớp đào tạo. Thời điểm hiện tại, lớp của Tiếp đang có 20 người theo học, mỗi lớp sẽ kéo dài từ 30 - 45 ngày, tùy thuộc năng lực của học viên. 

Tại xưởng dạy đắp tranh tường chừng vài trăm mét vuông, tại thị trấn Thắng, Hiệp Hoà, Bắc Giang, Tiếp chia sẻ: “Mới đầu mình học nghề điện lạnh, cơ duyên không kéo dài, làm nửa tháng là bỏ nên quyết định học vẽ, từ đó gắn với đắp tranh tường".

Trời miền Bắc những ngày này mưa phùn, nồm ẩm, sàn đất ướt nhẹp, đi tới đâu dính giày đến đó, nhưng ai nấy cũng hồ hởi, vừa làm vừa chỉ nhau từng nét cánh hoa, từng gân trên lá.

Để ai học cũng sống được với nghề, Tiếp rất nghiêm túc, sát sao, góp ý trực tiếp trên tường bất kể nắng mưa. Những bức tường vô hồn được học viên của anh bộ đội xuất ngũ này tạo hình, tạo sức sống một cách lạ kỳ.

Đắp tranh tường đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, cộng thêm năng khiếu mỹ thuật, con mắt thẩm mỹ để hình dung, tạo hình chi tiết sống động nhất. Để đắp được, ai cũng phải học cơ bản, từ đảo vữa cho tới cắt khối, tỉa hoa, tỉa cành.

Những chiếc lá tùng, thông được tạo hình sẵn bằng xi măng trước khi đắp lên các bức tranh nổi. Bức tranh đẹp phải có chiều sâu, bố cục hài hoà, chi tiết sắc nét, màu sắc tươi sáng, thể hiện được hồn của chủ đề.

 

Khi hỏi về thu nhập, Tiếp nói nhiều khách trả tới 8 triệu đồng/m2 nhưng bình thường anh chỉ lấy khoảng 3-5 triệu/m2, có khi thấp hơn nếu khách ở gần. Mỗi tháng, anh và các thợ phụ có thể làm được tới 30 m2, thu nhập tốt.

Sepon Boutique - nơi lý tưởng để các runner tận hưởng thiên nhiên tại Quảng Trị Marathon 2024

Sepon Boutique - nơi lý tưởng để các runner tận hưởng thiên nhiên tại Quảng Trị Marathon 2024

Ảnh 09:25

Sepon Boutique Resort nằm cạnh biển Cửa Việt mộng mơ, kiến trúc của khu nghỉ dưỡng được thiết kế theo phong cách sang trọng, hiện đại, hướng ra bể bơi hoặc sân vườn.

Lần đầu tiên phụ nữ Tày mặc trang phục dân tộc đá bóng

Lần đầu tiên phụ nữ Tày mặc trang phục dân tộc đá bóng

Ảnh 16:40

Yên Bái Tại Lục Yên, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã phối hợp với các đơn vị tổ chức khai mạc Giải bóng đá nữ trang phục các dân tộc huyện lần thứ nhất, năm 2024.

Độc đáo cổng nhà, hàng rào tạo hình từ hàng duối trăm tuổi

Độc đáo cổng nhà, hàng rào tạo hình từ hàng duối trăm tuổi

Ảnh 14:07

Hà Tĩnh Những cây duối có tuổi đời hơn trăm năm được người dân quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú tạo hình thành cổng nhà, hàng rào xanh mát rất độc đáo, lạ mắt.

Khai mạc mùa du lịch trên quê hương 'Đệ nhất danh Trà'

Khai mạc mùa du lịch trên quê hương 'Đệ nhất danh Trà'

Ảnh 14:05

Sáng 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc đã diễn ra Lễ khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 do UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức.

Di tích trường Bồ Đề 'lỗ chỗ vết đạn' trên hành trình khắc họa của runner

Di tích trường Bồ Đề 'lỗ chỗ vết đạn' trên hành trình khắc họa của runner

Ảnh 22:53

Quảng Trị Nằm bên trục đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường III, thị xã Quảng Trị. Trường Bồ Đề là một trong những điểm đặc biệt trên cung đường của giải chạy Quảng Trị Marathon 2024.

Cận cảnh các nhà màng trồng rau công nghệ cao ở Mộc Châu

Cận cảnh các nhà màng trồng rau công nghệ cao ở Mộc Châu

Ảnh 16:28

Sơn La Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất rau trong nhà màng, nhà kính ở Mộc Châu giúp tăng năng suất gấp 3 lần so với thực hành canh tác trước đây của bà con.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm