| Hotline: 0983.970.780

Những hình ảnh Đức Trọng về đích nông thôn mới

Thứ Tư 24/10/2018 , 06:01 (GMT+7)

Đức Trọng, là huyện miền núi của tỉnh Lâm Đồng, diện tích 90.180 ha, dân số gần 20 vạn người. Là đầu mối giao thông đi Đà Lạt (26 km), TP. Hồ Chí Minh, Đăk Lăk, Ninh Thuận, Bình Thuận tiện lợi, nên kinh tế - xã hội phát triển mạnh và bền vững.

Đức Trọng, hiện có 15 xã - thị trấn đạt chuẩn Nông thôn mới (cuối năm 2018, đón nhận huyện Nông thôn mới). Huyện Đức Trọng, đang sở hữu 10 cái nhất:

1. Sân bay quốc tế Liên Khương duy nhất tỉnh Lâm Đồng

20-30-35_1_sn_by_lien_khuong_-_h_huu_net

Đang khai thác 9 tuyến bay trong nước và quốc tế, đón tiếp 2,2 triệu lượt khách/năm - là cửa ngõ của xứ hoa Đà Lạt.

2. Khu công nghiệp Phú Hội đầu tiên và lớn nhất tỉnh

20-30-35_2_khu_cong_nghiep_phu_hoi_-_h_huu_net

Rộng 174 ha, thu hút 32 doanh nghiệp hoạt động, tổng vốn đầu tư 55 triệu USD và 2.015 tỷ đồng (chủ yếu chế biến nông - lâm sản, dược phẩm, may mặc).

3. Hồ Thủy điện Đại Ninh lớn nhất tỉnh

20-30-35_3_ho_di_ninh_-_h_huu_net

Dung lượng 319 triệu m3 (thuộc xã Ninh Gia), cung cấp nước cho Nhà máy thủy điện Đại Ninh - công suất 300 MW.

4. Nhiều thác nước nổi tiếng nhất tỉnh

20-30-35_4_thc_pongour_-_h_huu_net

Bốn thác nước: Liên Khương, Gougah, Pongour, Bảo Đại đẹp nao lòng. Đặc biệt, có “Hội Thác Pongour” ngày 15 tháng Giêng hàng năm, luôn hút hồn du khách thập phương.

5. Quần thể thông đỏ lớn nhất nước

20-30-35_5_thong_do_nui_voi_-_lt

Ở Núi Voi (xã Hiệp An), có khoảng 400 cây, đường kính gốc từ 1 - 3m, vài ngàn tuổi. Thông đỏ, quý hiếm được điều chế tinh dầu Tasxon - chữa bệnh ung thư.

6. Cung đường phượt đẹp nhất Việt Nam

20-30-35_6_cung_duong_phuot_t_nng_-_phn_dung_-_hhn

Từ xã Tà Năng (huyện Đức Trọng) đến xã Phan Dũng (huyện Tuy Phong, Bình Thuận), hơn 50 km đi bộ xuyên rừng, trong tiếng chim kêu, vượn hót, qua nhiều rừng thông, đồi cỏ, suối - thác nước đẹp mê hồn. Nơi ngắm và chụp ảnh bình minh, hoàng hôn, sao đêm tuyệt đẹp. Được xem, là “Cung đường phượt đẹp nhất Việt Nam”.

7. Làng nhiều Chùa nhất Tây Nguyên

20-30-35_7_lng_chu_phu_n_-_h_huu_net

Bên dòng sông Đại Ninh thơ mộng, Làng chùa Phú An (xã Phú Hội) có hơn 100 chùa, tịnh, thất… với lối kiến trúc độc đáo, đa dạng. Hàng năm, thu hút hàng vạn lượt phật tử và du khách, đến hành lễ và vãn cảnh.

8. Bức tượng Gà lớn nhất nước

20-30-35_8_tuong_g_klong_-_h_huu_net

Năm 1978, Làng K’Long (xã Hiệp An) xây dựng chú Gà trống chín cựa bằng bê tông (cao 3,2m, dài 6m, nặng 8 tấn) được công nhận kỷ lục Việt Nam 2005, đang thu hút du khách trong nước và quốc tế.

9. Công ty Nông sản Phong Thúy thu nhập hàng trăm tỷ đồng

20-30-35_9_sx_ru_thuy_cnh_o_cong_ty_phong_thuy_-_hhn

Bằng công nghệ trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế Rau - Củ - Quả theo tiêu chuẩn VietGAP (chủ yếu xuất khẩu), hàng năm Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Nông sản Phong Thúy thu nhập hàng trăm tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 300 lao động, với mức lương khá cao và ổn định.

10. Huyện giàu nhất tỉnh

20-30-35_10_sx_ho_o_duc_trong_-_h_huu_net

Hiện tại, bình quân đầu người huyện Đức Trọng đạt 68 triệu đồng/người/năm - là huyện giàu nhất tỉnh Lâm Đồng.

Xem thêm
Nguồn cung gạo toàn cầu giảm

Nguồn cung gạo toàn cầu giảm. Khóa tập huấn Công tác lãnh đạo về phát triển bền vững và tín chỉ carbon. Hộ dân đầu tư gần 3 tỷ đồng nuôi hàu ven cửa sông. Ngành hàng sắn đặt mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Giao thông ùn tắc, người dân chen nhau rời Hà Nội nghỉ lễ

Cuối giờ chiều 26/4, nhiều tuyến đường ở Hà Nội xảy ra ùn tắc giao thông do lượng người về quê tăng đột biến. Các phương tiện phải xếp hàng dài nhích từng chút một hướng về cửa ngõ phía Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm