| Hotline: 0983.970.780

Những mô hình canh tác né hạn: Chuyển đổi hiệu quả trên vùng trung du

Thứ Ba 17/09/2019 , 08:39 (GMT+7)

Hoài Ân là huyện trung du của tỉnh Bình Định, vùng đất thường xuyên bị thiếu nước tưới trong SXNN.

Do đó, ngay từ rất sớm, huyện đã triển khai chuyển đổi những diện tích trồng lúa bấp bênh sang cây trồng cạn vừa mang lại hiệu quả cao hơn vừa giảm áp lực về nước tưới.
 

Đậu xanh trên đất lúa

Theo ông Nguyễn Hữu Khúc, Phó Chủ tịch thường trực huyện Hoài Ân, cách đây hơn 10 năm, để chủ động đối phó với biến đổi khí hậu, khắc phục tình trạng thiếu nghiêm trọng nước tưới trong SX, huyện đã thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển các diện tích đất lúa thiếu nước tưới sang canh tác cây trồng cạn, nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên cùng đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho nông dân, trong đó cây bắp (ngô) và cây đậu xanh.

12-34-41_1
Đậu xanh phát huy hiệu quả trên đất lúa tại huyện Hoài Ân.

Nông dân Phan Việt Hùng (60 tuổi) ở thôn An Hậu, xã Ân Phong chia sẻ: Trên đất lúa thiếu nước nếu không chuyển đổi mà cứ làm lúa thì nông dân chẳng có thu nhập là bao, vì năng suất lúa cho chẳng bao nhiêu, thậm chí có khi mất trắng vì thiếu nước tưới. Khi chuyển sang trồng đậu xanh thì không còn lo thiếu nước nữa, bởi đậu xanh “ăn” rất ít nước.

“Tùy điều kiện đất trồng mà tuới nuớc đủ ẩm, không để úng. Trong mùa khô tưới rãnh cho đậu xanh là tốt nhất, không nên tưới tràn, tránh ruộng bị ngập úng làm hư bộ rễ.Giai đoạn từ ra hoa đến đậu trái cần tưới đủ nước cho đậu xanh, nếu để thiếu nước trong giai đoạn này sẽ làm cho hoa bị rụng, trái còi cọc”, ông Hùng nói.

Theo ông Tăng Văn Trương, Phó phòng NN-PTNT huyện Hoài Ân: Trong suốt cả vụ đậu xanh chỉ cần tưới 3 lứa nước, 1 lứa làm đất và 2 lứa trong cả giai đoạn đậu xanh sinh trưởng, phát triển đến thu hoạch. “Những diện tích đất SX lúa thiếu nước nếu chuyển sang trồng ngô cũng bị thiếu nước, bởi 1 vụ ngô phải tưới 5 - 6 lứa nước vì sinh khối lớn. Vì thế, chúng tôi xác định chuyển làm đậu xanh là phù hợp nhất”, ông Trương cho hay.

Thực tế cho thấy, trồng đậu xanh trên đất lúa thiếu nước không chỉ tiết kiệm được nước tưới mà còn cho thu nhập khá. Theo nông dân Trần Văn Đông (71 tuổi) ở thôn An Hậu (xã Ân Phong), chỉ 60 ngày sau khi xuống giống là đậu xanh đã cho thu hoạch lứa đầu. Thu hoạch xong, tiếp tục bón phân và bơm thuốc kích thích để đậu xanh cho trái lứa 2, khoảng 15 ngày sau là thu hoạch lứa 2. Nếu được chăm sóc, đầu tư tốt, lứa 2 đậu xanh cho thu hoạch năng suất chẳng kém so với lứa đầu, kém lắm cũng đạt 50% năng suất.

“Năng suất đậu xanh thực thu bình quân 80kg/sào, cá biệt có diện tích đạt đến 100 – 120kg/sào (500m2). Chỉ tính bình quân gía đậu xanh 28.000đ/kg, năng suất đạt 100kg/sào, nông dân cầm chắc trong tay khoản thu nhập 2,8 triệu đồng/sào. Sau khi trừ chi phí còn lãi ròng gần 1,4 triệu đồng/sào, tăng gấp 4 lần so với làm lúa”, nông dân Trần Văn Đông, chia sẻ.
 

Cây ngô cũng chẳng kém cạnh

Theo ông Nguyễn Hữu Khúc, hiện nay hàng năm nông dân huyện này trồng hơn 1.000ha ngô/3 vụ. Cây ngô phát triển mạnh trên đất Hoài Ân đã hơn 10 năm nay. Tại xã Ân Phong, ngô cũng là loại cây đang phát huy hiệu quả trên những chân đất SX lúa bấp bênh.

12-34-41_2
Ngô cũng là cây trồng thay thế cây lúa trên đất Hoài Ân mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Nông dân Nguyễn Văn Cưng (57 tuổi) ở đội 6 thôn Linh Chiểu (xã Ân Phong) cho biết: “Gia đình tôi có 4 sào ruộng nhiễm phèn.Những năm trước làm lúa vụ 3 dù đầu tư đến mấy năng suất cho chỉ khoảng 150 kg/sào (500m2).Mấy năm gần đây tôi chuyển sang trồng ngô, thu nhập khá hơn trông thấy”.

Cũng theo ông Cưng, có nhiều vụ do thiếu nước SX ông đã định bỏ đất hoang 4 sào ruộng, nhưng sợ đấtbỏ hoang thì cỏ sẽ mọc um tùm, vụ sau khó SX nên mới trồng ngô. “Nghĩ là làm chơi, không đầu tư thâm canh, suốt vụ chỉ bón 2 đợt phân, không ngờ năng suất cho đến 62 tạ/ha.Những vụ sau tôi tiếp tục trồng ngô và thâm canh đầy đủ, năng suất cây ngô cho cao đến 70 - 80 tạ/ha”, ông Cưng cho hay.

Định hướng sẽ phát triển mạnh cây ngô, ngành nông nghiệp Bình Định đặc biệt quan tâm công tác chuyển giao các TBKT vào SX, nông dân được tiếp cận phương pháp thâm canh ngô tiên tiến.

“Qua mô hình chuyển đổi SX ngô trên đất lúa 1 vụ cho thấy, trên cùng chân đất, có điều kiện thâm canh như nhau SX ngô hiệu quả hơn làm lúa. Tuy chi phí SX ngô lai cao hơn lúa, nhưng lãi ròng vẫn cao hơn lúa khoảng hơn 6 triệu đồng/ha”, bà Nguyễn Thị Tố Trân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Bình Định cho biết.

“Trên địa bàn huyện Hoài Ân hiện có 22 hồ chứa lớn nhỏ. Tuy nhiên, ngoài hồ Vạn Hội có dung tích trên 13 triệu m3 nước, được xây dựng kiên cố, các hồ còn lại đều có dung tích nhỏ, được xây dựng thủ công sau ngày giải phóng; hệ thống kênh chính và nội đồng chủ yếu là kênh đất, nên nước bị thất thoát nhiều, ảnh hưởng đến SXNN, nhất là trong vụ hè thu. Do đó, chủ trương chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả đã mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân”, ông Nguyễn Hữu Khúc.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.