| Hotline: 0983.970.780

Những quan chức nào của Nga và Ukraine bị truy nã?

Chủ Nhật 05/05/2024 , 08:56 (GMT+7)

Kể từ khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra hồi tháng 2/2022, Moscow và Kiev đã phát lệnh truy nã hàng loạt quan chức và lãnh đạo của nhau.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải).

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải).

Bộ Nội vụ Nga hôm 4/5 đã liệt Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào danh sách truy nã theo một điều khoản của Bộ luật Hình sự Nga, song chưa rõ điều khoản cụ thể nào. Bộ Ngoại giao Ukraine sau đó lên tiếng khẳng định lệnh truy nã của Nga là không có giá trị, đồng thời nhấn mạnh Tổng thống Nga Vladimir Putin đang bị Tòa Hình sự Quốc tế truy nã. Bộ này cũng cho rằng việc phát lệnh truy nã Tổng thống Zelensky là nỗ lực tuyệt vọng nhằm thu hút sự chú ý của Nga.

Moscow đã nhiều lần cáo buộc Kiev sử dụng các hình thức tấn công khủng bố trong suốt cuộc xung đột giữa hai nước. Tháng trước, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng những lời đe dọa phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự Nga của ông Zelensky là bằng chứng cho thấy ý định khủng bố của chính quyền Ukraine.

Cũng trong cùng ngày, cựu Tổng thống Ukraine Pyotr Poroshenko cũng bị đưa vào danh sách truy nã, mà không nêu rõ lý do. Ông Poroshenko nhậm chức từ tháng 6/2014, khi chính phủ Ukraine thời hậu đảo chính Maidan đang sử dụng vũ lực quân sự nhằm đàn áp các cuộc nổi dậy ở vùng Donetsk và Lugansk, gọi chung là Donbass. Ông cũng là người ký Thỏa thuận Minsk, nhằm hòa giải Kiev với Donbass. Đến năm 2023, ông Poroshenko tuyên bố rằng các thỏa thuận trên là nhằm "câu giờ" để trang bị vũ khí cho Ukraine.

Điều này diễn ra chỉ một ngày sau khi người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine Aleksandr Litvinenko cũng bị đưa vào danh sách truy nã của Nga. Hồi tháng 4/2024, ông Litvinenko tuyên bố cần phải tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) vào sâu bên trong lãnh thổ Nga, nhằm "gây áp lực" lên Moscow.

Hôm 3/5, cựu Bộ trưởng Tài chính Ukraine Aleksandr Shlapak và cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Stepan Kubiv cũng bị đưa vào danh sách truy nã của Nga. Ủy ban Điều tra Nga từng buộc tội ông Shlapak và Kubiv hỗ trợ cho các cuộc tấn công của Kiev vào Donbass hồi năm 2014. Trong chiến dịch, lực lượng Kiev được cho là đã pháo kích vào các khu vực đông dân của Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk. Nga tuyên bố sáp nhập 2 khu vực vào năm 2022 sau các cuộc trưng cầu dân ý mà Ukraine không công nhận. 

Không chỉ vậy, danh sách truy nã của Nga còn bao gồm cả hàng chục quan chức và nhà lập pháp từ các quốc gia thành viên NATO. Trong đó có Thủ tướng Estonia Kaja Kallas, người đã quyết liệt ủng hộ tăng viện trợ quân sự cho Kiev và các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn đối với Moscow.

Giới chức Nga hồi tháng 2/2024 cho rằng bà Kallas bị truy nã vì những nỗ lực nhằm phá hủy các tượng đài người lính Hồng quân Liên Xô, động thái bị Moscow xem là xúc phạm ký ức lịch sử và có thái độ thù địch đối với Nga.

Ủy ban Điều tra Nga hồi tháng 9/2023 đã truy tố vắng mặt hơn 170 công dân nước ngoài, bao gồm công dân của Latvia, Lithuania, Estonia, Ba Lan và Ukraine trong các vụ xúc phạm và phá hủy tượng đài của quân nhân Liên Xô. Giới chức Nga đã mở 16 vụ án hình sự và điều tra về 143 trường hợp xúc phạm, phá hủy hoặc làm hư hại các ngôi mộ, tượng đài và đài tưởng niệm các quân nhân Liên Xô.

Ngoài ra, Nga cũng phát lệnh truy nã đối với Chủ tịch Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) Piotr Hofmanski và công tố viên Karim Khan, người đã soạn lệnh truy nã Tổng thống Putin về tội ác chiến tranh hồi năm 2023.

Trước đó, ICC hồi tháng 3/2023 đã ban hành lệnh bắt Tổng thống Putin, với cáo buộc trục xuất trái phép trẻ em khỏi Ukraine. Nga bác bỏ cáo buộc và không công nhận quyền tài phán của ICC. Theo lệnh này, 123 nước thành viên ICC có nghĩa vụ nhà bắt lãnh đạo Nga và chuyển đến Hà Lan để xét xử nếu ông đặt chân đến lãnh thổ của họ.

Ở chiều ngược lại, hồi tháng 10/2022, Ukraine đã phát lệnh truy nã đối với hàng loạt quan chức Nga. Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) cho biết cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, hiện là Phó Chủ tịch An ninh Nga, bị truy nã theo điều khoản của bộ luật hình sự liên quan đến các nỗ lực phá hoại sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và xâm phạm biên giới. Hầu hết các thành viên của Hội đồng An ninh Nga đều nằm trong danh sách truy nã.

Ngoài ông Medvedev, hàng loạt quan chức cấp cao của Nga cũng bị liệt vào danh sách truy nã của Ukraine, bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, Chủ tịch Hạ viện Vyacheslav Volodin, Chủ tịch Thượng viện Valentina Matviyenko và Thư ký Hội đồng An ninh Nikolai Patrushev.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Nga phá âm mưu của Ukraine nhằm cướp trực thăng tác chiến điện tử

Quân đội Nga đã ngăn chặn một nỗ lực của tình báo Ukraine nhằm cướp một máy bay trực thăng tác chiến điện tử, một phi công và một nguồn tin an ninh cho biết.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.