| Hotline: 0983.970.780

Những sắc màu chuyển đổi nông nghiệp Hậu Giang

Thứ Sáu 15/05/2020 , 13:37 (GMT+7)

Nhiều năm nay nông dân tỉnh Hậu Giang chuyển đổi đất lúa sang trồng màu giúp cho nhiều hộ có cuộc sống dư giả, vươn lên giàu có.

Hậu Giang là một trong những tỉnh ở ĐBSCL thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng khá lớn. Từ đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng hoa màu hay cây ăn trái.

Hậu Giang là một trong những tỉnh ở ĐBSCL thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng khá lớn. Từ đất lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng hoa màu hay cây ăn trái.

Đa phần các mô hình chuyển đổi của bà con nông dân Hậu Giang từ đất lúa sang cây trồng khác rất phù hợp trong điều kiện hạn mặn như hiện nay. Qua đó cho thấy nhiều vụ sản xuất nông nghiệp của bà con thực hiện trên đất chuyển đổi đã giúp vươn lên khá, giàu rất nhanh.

Đa phần các mô hình chuyển đổi của bà con nông dân Hậu Giang từ đất lúa sang cây trồng khác rất phù hợp trong điều kiện hạn mặn như hiện nay. Qua đó cho thấy nhiều vụ sản xuất nông nghiệp của bà con thực hiện trên đất chuyển đổi đã giúp vươn lên khá, giàu rất nhanh.

Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hậu Giang cho biết, tính từ đầu  năm 2017 đến nay diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa hơn 3.500ha. Trong đó riêng vụ đông xuân 2019-2020, diện tích chuyển đổi của tỉnh là  gần 206 ha chủ yếu chuyển sang các loại cây trồng ngắn ngày như: Bắp, mía, rau màu các loại, mè, đậu xanh, dưa hấu, dưa lê... Dự kiến tiếp tục chuyển đổi gần 532 ha sang cây lâu năm trong vụ hè thu 2020.

Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hậu Giang cho biết, tính từ đầu  năm 2017 đến nay diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa hơn 3.500ha. Trong đó riêng vụ đông xuân 2019-2020, diện tích chuyển đổi của tỉnh là  gần 206 ha chủ yếu chuyển sang các loại cây trồng ngắn ngày như: Bắp, mía, rau màu các loại, mè, đậu xanh, dưa hấu, dưa lê... Dự kiến tiếp tục chuyển đổi gần 532 ha sang cây lâu năm trong vụ hè thu 2020.

Các huyện mạnh dạn chuyển đổi từ đất lúa sang rau màu tập trung nhiều nhất là Long Mỹ, Châu Thành A và Vị Thủy. Mô hình trồng dưa leo 2,2 ha của anh Trần Thanh Tâm ở ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy mỗi năm trồng 4 vụ dưa cho thu nhập gần 1 tỷ đồng.

Các huyện mạnh dạn chuyển đổi từ đất lúa sang rau màu tập trung nhiều nhất là Long Mỹ, Châu Thành A và Vị Thủy. Mô hình trồng dưa leo 2,2 ha của anh Trần Thanh Tâm ở ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy mỗi năm trồng 4 vụ dưa cho thu nhập gần 1 tỷ đồng.

Anh Tâm cho biết: 'Trước đây 2,2 ha đất của gia đình chủ yếu sản xuất lúa, gặp năm hạn hán lúa năng suất thấp, không có lãi. Hơn 3 năm nay tôi chuyển toàn bộ đất lúa sang trồng các loại rau màu như: dưa leo, bí, bầu, mướp, khổ qua… đều cho thu nhập gấp hàng chục lần so với trồng lúa'.

Anh Tâm cho biết: “Trước đây 2,2 ha đất của gia đình chủ yếu sản xuất lúa, gặp năm hạn hán lúa năng suất thấp, không có lãi. Hơn 3 năm nay tôi chuyển toàn bộ đất lúa sang trồng các loại rau màu như: dưa leo, bí, bầu, mướp, khổ qua… đều cho thu nhập gấp hàng chục lần so với trồng lúa”.

Vụ hè thu năm 2020 anh Tâm trồng 2,2ha dưa leo, dưa trồng khoảng 35-37 ngày thì cho thu hoạch với thời gian kéo dài 15-20 ngày mới dứt đợt. Hiện ruộng dưa của anh Tâm ngày nào cũng cho thu hoạch, ước năng suất cả vụ là 3,5-4 tấn/công. Dưa leo bán tại ruộng cho thương lái với giá 9.000-10.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí lãi từ 28-30 triệu đồng/công/vụ.

Vụ hè thu năm 2020 anh Tâm trồng 2,2ha dưa leo, dưa trồng khoảng 35-37 ngày thì cho thu hoạch với thời gian kéo dài 15-20 ngày mới dứt đợt. Hiện ruộng dưa của anh Tâm ngày nào cũng cho thu hoạch, ước năng suất cả vụ là 3,5-4 tấn/công. Dưa leo bán tại ruộng cho thương lái với giá 9.000-10.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí lãi từ 28-30 triệu đồng/công/vụ.

Ông Phạm Văn Bình, Trưởng trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Vị Thủy cho biết: Hiện tại toàn huyện có hơn 40ha đất chuyển đổi từ đất lúa sang trồng màu, đa phần sản xuất theo hướng an toàn được doanh nghiệp ký kết cung cấp vật tư đầu vào như: giống, phân thuốc hữu cơ và hướng dẫn kỹ thuật trồng. Cuối vụ doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, nông dân yên tâm chú tâm lo sản xuất để tăng năng suất và chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Ông Phạm Văn Bình, Trưởng trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Vị Thủy cho biết: Hiện tại toàn huyện có hơn 40ha đất chuyển đổi từ đất lúa sang trồng màu, đa phần sản xuất theo hướng an toàn được doanh nghiệp ký kết cung cấp vật tư đầu vào như: giống, phân thuốc hữu cơ và hướng dẫn kỹ thuật trồng. Cuối vụ doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, nông dân yên tâm chú tâm lo sản xuất để tăng năng suất và chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Theo nông dân, việc canh tác cây màu tuy cực hơn so với canh tác cây ăn trái hay lúa nhưng ngược lại cây dễ trồng, thời gian ngắn ngày cho thu nhập cao và ổn định. Bình quân một năm có thể luân canh các loại hoa màu 4 vụ/năm, tùy theo giá cả thị trường từng mùa vụ để chọn giống phù hợp trồng bán được giá cao.

Theo nông dân, việc canh tác cây màu tuy cực hơn so với canh tác cây ăn trái hay lúa nhưng ngược lại cây dễ trồng, thời gian ngắn ngày cho thu nhập cao và ổn định. Bình quân một năm có thể luân canh các loại hoa màu 4 vụ/năm, tùy theo giá cả thị trường từng mùa vụ để chọn giống phù hợp trồng bán được giá cao.

Anh Phùng Văn Phúc, ở cùng xã với anh Trần Thanh Tâm có 3 ha đất lúa, hiện nay anh Phúc chuyển 1 ha đất lúa sang trồng cà phổi và 2 ha còn lại sang trồng tràm. Anh Phúc cho biết: Cà phổi trồng 50-55 ngày là cho trái thu hoạch bán. Hiện ruộng cà của anh bước vào cao điểm hái trái bán cho thương lái với giá từ 10.000-12.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí cho lãi khoảng 25-28 triệu đồng/công/vụ.

Anh Phùng Văn Phúc, ở cùng xã với anh Trần Thanh Tâm có 3 ha đất lúa, hiện nay anh Phúc chuyển 1 ha đất lúa sang trồng cà phổi và 2 ha còn lại sang trồng tràm. Anh Phúc cho biết: Cà phổi trồng 50-55 ngày là cho trái thu hoạch bán. Hiện ruộng cà của anh bước vào cao điểm hái trái bán cho thương lái với giá từ 10.000-12.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí cho lãi khoảng 25-28 triệu đồng/công/vụ.

Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hậu Giang cho biết thêm: Diện tích chuyển đổi cây trồng từ đất lúa sang các loại cây trồng khác tại Hậu Giang mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho lợi nhuận bình quân từ 70 triệu đến gần 500 triệu đồng/ha/năm tùy theo từng loại cây trồng. Riêng luân canh rau màu trên nền đất lúa mang lại lợi nhuận cao gấp 3 đến 4 lần so với trồng lúa độc canh.

Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hậu Giang cho biết thêm: Diện tích chuyển đổi cây trồng từ đất lúa sang các loại cây trồng khác tại Hậu Giang mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho lợi nhuận bình quân từ 70 triệu đến gần 500 triệu đồng/ha/năm tùy theo từng loại cây trồng. Riêng luân canh rau màu trên nền đất lúa mang lại lợi nhuận cao gấp 3 đến 4 lần so với trồng lúa độc canh.

Xem thêm
Nguồn cung gạo toàn cầu giảm

Nguồn cung gạo toàn cầu giảm. Khóa tập huấn Công tác lãnh đạo về phát triển bền vững và tín chỉ carbon. Hộ dân đầu tư gần 3 tỷ đồng nuôi hàu ven cửa sông. Ngành hàng sắn đặt mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Hơn 1,5 triệu lượt hành khách di chuyển bằng đường hàng không dịp 30/4 - 1/5

Theo Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay, sản lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không tăng nhẹ so với ngày thường nhưng vẫn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm