| Hotline: 0983.970.780

Cây mãng cầu ghép chịu mặn khủng khiếp được trồng và kinh tế thế nào

Thứ Tư 13/05/2020 , 06:01 (GMT+7)

Chịu được độ mặn tới 11‰, mãng cầu xiêm ghép gốc bình bát là cây trồng được nhiều nông dân Hậu Giang, Tiền Giang... lựa chọn trồng vùng hạn mặn, cho thu nhập rất cao.

Mãng cầu xiêm được trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây, trong đó có Hậu Giang, toàn tỉnh hiện có hơn 800 ha vườn trồng cây này. Ảnh: Trung Chánh.

Mãng cầu xiêm được trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây, trong đó có Hậu Giang, toàn tỉnh hiện có hơn 800 ha vườn trồng cây này. Ảnh: Trung Chánh.

Mãng cầu ghép bình bát

Mãng cầu xiêm được trồng nhiều ở các tỉnh miền Tây, trong đó có Hậu Giang. Mãng cầu xiêm cho trái quanh năm nhưng mùa chính vụ là từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm, trái trung bình nặng từ 1 - 3 kg.

Hiện nay, toàn tỉnh Hậu Giang có 819 ha trồng mãng cầu xiêm, tập trung nhiều ở huyện Phụng Hiệp, Châu Thành, Long Mỹ và TP Ngã Bảy…

Mãng cầu xiêm còn gọi là mãng cầu gai, tùy theo điều kiện đất đai từng vùng có thể trồng bằng hạt, chiết hoặc ghép.

Mãng cầu xiêm có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, kể cả rất xấu, có thể chịu được nắng hạn nhưng chịu ngập úng kém. Đối với cây ghép gốc bình bát trồng được ở vùng ngập úng, nhiễm phèn và mặn.

Đối với đất nhiễm phèn, mặn nếu trồng mãng cầu thì nên chọn hình thức ghép bình bát là hợp lý nhất. Ảnh: Trung Chánh.

Đối với đất nhiễm phèn, mặn nếu trồng mãng cầu thì nên chọn hình thức ghép bình bát là hợp lý nhất. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang khuyến cáo: “Nếu nhà vườn có đất nhiễm mặn, phèn hay vùng đất thấp thường ngập nước nên chọn hình thức ghép gốc bình bát.

Do phần lớn diện tích đất của tỉnh Hậu Giang là vùng đất trũng, nhiễm phèn, thường bị ngập lũ và ảnh hưởng mặn, nếu trồng mãng cầu thì nên chọn hình thức ghép bình bát là hợp lý nhất”.

Cây bình bát cùng họ với mãng cầu, sức sống rất mãnh liệt, chúng có thể tự mọc ở ven kênh rạch, đầm lầy, sống chung với các loại cây hoang dại vẫn phát triển tốt. Ảnh: Trung Chánh.

Cây bình bát cùng họ với mãng cầu, sức sống rất mãnh liệt, chúng có thể tự mọc ở ven kênh rạch, đầm lầy, sống chung với các loại cây hoang dại vẫn phát triển tốt. Ảnh: Trung Chánh.

Theo kinh nghiệm của bà con nông dân, cây bình bát cùng họ với mãng cầu, sức sống rất mãnh liệt.

Chúng có thể tự mọc ở ven kênh rạch, đầm lầy, sống chung với các loại cây hoang dại vẫn phát triển tốt. Cây bình bát sống và thích nghi tốt với mọi loại đất như: nhiễm phèn, hạn, ngập úng nên có thể làm gốc ghép rất tốt cho mãng cầu xiêm.

Bình bát thường mọc ở ven kênh rạch, đầm lầy, sống chung với các loại cây hoang dại vẫn phát triển tốt. Ảnh: Trung Chánh.

Bình bát thường mọc ở ven kênh rạch, đầm lầy, sống chung với các loại cây hoang dại vẫn phát triển tốt. Ảnh: Trung Chánh.

So với trồng hạt thì mãng cầu ghép bình bát mau cho trái hơn, thời gian thu hoạch lâu hơn. Mãng cầu ghép bình bát cho trái to nhưng độ ngọt thấp hơn một chút. Mắt ghép nên chọn từ cây đầu dòng, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, có hình dáng trái đẹp, cân đối.

Dễ trồng và hiệu quả kinh tế cao

Ghé thăm bà con xã viên của hợp tác xã (HTX) mãng cầu xiêm ấp 2 (xã Thuận Hòa, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những khu vườn trĩu quả dù đang là mùa nắng hạn gay gắt. Hiện HTX có 42 thành viên, diện tích canh tác 68 ha trồng mãng cầu xiêm.

Ông Trần Phú Quốc, Giám đốc HTX cho biết: “Bà con nơi đây bắt đầu thực hiện công tác chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả, vườn tạp sang trồng mãng cầu xiêm khoảng 10 năm nay. Nhờ chuyển đổi mà người dân có thu nhập khá.

Ông Trần Phú Quốc, Giám đốc HTX cho biết công tác chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả, vườn tạp sang trồng mãng cầu xiêm khoảng 10 năm nay, mang lại thu nhập khá. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Trần Phú Quốc, Giám đốc HTX cho biết công tác chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả, vườn tạp sang trồng mãng cầu xiêm khoảng 10 năm nay, mang lại thu nhập khá. Ảnh: Trung Chánh.

So với trồng lúa trước đây thì trồng mãng cầu xiêm cho thu nhập gấp 6-8 lần. Không chỉ bán quả ăn tươi, mà đặc biệt là người dân đã biết cách chế biến trà mãng cầu, vừa tạo thêm việc làm vừa gia tăng giá trị cho nông sản”.

Theo bà con xã viên ở đây, mãng cầu xiêm là cây ăn trái vùng nhiệt đới, chịu nắng ẩm mưa nhiều, thích hợp trồng ở những nơi trảng nắng cho năng suất cao hơn và ít nhiễm sâu bệnh.

Đây là loại cây rất dễ trồng, hầu như trồng được quanh năm nhưng thường được trồng vào đầu mùa mưa để đỡ tốn công tưới nước cho cây ở giai đoạn đầu.

Nếu trồng ghép gốc bình bát thì nên trồng bình bát trước trong vườn đúng theo khoảng cách thiết kế. Khi bình bát đã lên được khoảng 5-6 tháng, gốc ghép có đường kính 1,2 - 1,5 cm thì tiến hành cắt và ghép mãng cầu.

Mãng cầu xiêm khi cây lớn cho trái cần tưới đủ ẩm vào mùa khô. Mãng cầu xiêm là loài cây dễ tính, nếu nắng hạn cần tưới cho đủ độ ẩm. Khi cây đang mang trái non nếu thiếu nước cây sẽ rụng lá và rụng trái. Trong mùa khô, tưới từ 2-3 lần/tuần. Đối với mãng cầu xiêm ghép gốc bình bát có thể tưới được nước ở độ mặn tới ngưỡng 11 phần nghìn, sức chịu đựng tốt nhất trong nhóm cây ăn trái.

“Một số diện tích trồng mãng cầu đã được khuyến nông tỉnh hỗ trợ áp dụng biện pháp tưới phun, tiết kiệm nước nhằm giảm công lao động. Nếu tưới thủ công mỗi hecta một người làm phải hết cả buổi, còn tưới bằng hệ thống tưới phun chỉ cần bật máy khoảng 15 phút là xong”, ông Quốc so sánh.

Theo kinh nghiệm của bà con nông dân, cây mãng cầu xiêm có nhiều hoa nhưng tỉ lệ đậu trái rất kém, trái nhỏ và méo mó. Chính vì vậy thụ phấn nhân tạo cho mãng cầu xiêm bằng phương pháp thủ công là biện pháp tối ưu, giúp cho trái nhiều và trái phát triển đều đặn.

Một ưu điểm là cây mãng cầu xiêm rất ít dịch hại. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp khuyến cáo nhà vườn nên ứng dụng quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây mãng cầu xiêm, không sử dụng nông dược một cách bừa bãi, tuân thủ nguyên nguyên tắc 4 đúng trong việc phòng trừ dịch hại và các biện pháp an toàn lao động.

Nên sử dụng thuốc trừ rệp sáp và sâu đục trái có nguồn gốc sinh học và ứng dụng các bả sinh học khác nhằm bảo vệ môi trường. Vệ sinh vườn, thu gom đào hố chôn có xử lý vôi bột hoặc đốt cành chết, trái thối do nhiễm bệnh trong vườn.

Mãng cầu xiêm từ khi đậu trái đến khi thu hoạch là khoảng 12 - 13 tuần, giai đoạn này trái đã chín sinh lý.

Tùy theo yêu cầu của thị trường mà có thể thu hoạch trái sớm hay muộn. Trái mãng cầu xiêm rất dễ bị tổn thương do cấu trúc vỏ mỏng nên cần thu hoạch cẩn thận để tránh bị dập, ảnh hưởng đến chất lượng. 

Mãng cầu xiêm từ khi đậu trái đến khi thu hoạch là khoảng 12 - 13 tuần, giai đoạn này trái đã chín sinh lý. Ảnh: Trung Chánh.

Mãng cầu xiêm từ khi đậu trái đến khi thu hoạch là khoảng 12 - 13 tuần, giai đoạn này trái đã chín sinh lý. Ảnh: Trung Chánh.

Việc quản lý chất lượng phải được quan tâm thường xuyên từ lúc trái chưa chín ngoài vườn đến khi thu hoạch. Thực hiện đồng bộ trong tất cả các khâu, kể cả từ lúc thu hoạch đến tay người tiêu dùng, đảm bảo được chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mạnh dạn chuyển đổi

Mãng cầu xiêm được đánh giá là cây mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân vùng nhiễm phèn và xâm nhập mặn, nhất là trồng bằng hình thức ghép gốc bình bát. Chính vì vậy mà diện tích trồng mãng cầu xiêm đang có xu hướng mở rộng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, từ năm 2014 cho đến nay, Hậu Giang thực hiện đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi (gọi tắt là Đề án 1.000), gồm 4 hợp phần.

Trong đó, có hợp phần chuyển đổi 1.000 ha vườn tạp, kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Chủ yếu nông dân chọn chuyển đổi sang cây có múi, mãng cầu, xoài, mít, nhãn...

Trong những năm gần đây đã có hàng chục ngàn ha vườn kém hiệu quả được nông dân Hậu Giang chuyển đổi sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó có cây mãng cầu xiêm. Ảnh: Trung Chánh.

Trong những năm gần đây đã có hàng chục ngàn ha vườn kém hiệu quả được nông dân Hậu Giang chuyển đổi sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó có cây mãng cầu xiêm. Ảnh: Trung Chánh.

Tính trong khoảng 10 năm trở lại đây, diện tích trồng cây ăn trái các loại của tỉnh Hậu Giang đã tăng từ 27.500 ha tăng lên hơn 40.000 ha.

Trong đó, đã chuyển đổi được gần 6.000 ha đất trồng mía sang cây trồng khác và 11.750 ha vườn kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, chủ yếu là cam sành, cam xoàn, chanh không hạt, mít, xoài, mít, mãng cầu xiêm…

Riêng đối với cây mãng cầu xiêm, với giá thương phẩm hiện nay rất hấp dẫn người dân về hiệu quả kinh tế.

Do đó, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã có rất nhiều vùng chuyển đổi thành vườn chuyên canh, thành lập tổ hợp tác hay hợp tác xã để phát triển vườn trồng và chế biến loại quả gai góc này.

Ngoài việc bán tươi, trái mãng cầu xiêm còn được các HTX nông nghiệp ở Hậu Giang làm thành trà uống nước, chế biến rượu, làm mức…

“Hiện diện tích trồng mãng cầu xiêm của tỉnh Hậu Giang là 819 ha, trong đó diện tích cây đang có trái cho thu hoạch là 562 ha, năng suất trung bình 22 tấn/ha. Trái mãng cầu xiêm đang được thương lái thu mua với giá trung bình là 12.000 đồng/kg. Như vậy, mỗi ha trồng mãng cầu xiêm cho thu nhập lên đến hơn 260 triệu đồng/năm”, ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV Hậu Giang.

Xem thêm
4 nguyên nhân của tình trạng lãng phí trong bộ máy công quyền

Sáng 4/11, Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế xã hội. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) phân tích 4 nguyên nhân tình trạng lãng phí trong bộ máy công quyền.

Ngăn chặn tàu cá có dấu hiệu vi phạm ngay từ trong bờ

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC trong năm 2024, Sóc Trăng không chỉ kiểm soát tốt đội tàu cá, mà còn tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Sáp nhập nhiều xã của 4 huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên từ 1/12

Sau khi sắp xếp, tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện; 172 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 121 xã, 41 phường và 10 thị trấn.