| Hotline: 0983.970.780

Những tiếng thở dài giữa cánh đồng chuối

Chủ Nhật 27/10/2019 , 14:37 (GMT+7)

Khoảng 2 năm trở lại đây, nhiều người trồng chuối ở Khoái Châu (Hưng Yên) đã không còn mặn mà sản xuất bởi đầu ra bấp bênh...

Toàn huyện Khoái Châu hiện có 905ha chuối, tập trung chủ yếu ở các xã Đông Ninh, Tân Châu, Đại Tập, Tứ Dân. Chuối chủ yếu được các thương lái thu mua, xuất khẩu sang Trung Quốc với lượng khoảng 7000 tấn/năm.
Khoảng 5 năm trước, chuối là cây tiền tỷ, giúp người dân làm giàu từ vùng bãi bồi màu mỡ ven sông Hồng. Mỗi ha chuối (tiêu hồng) mang lại thu nhập vài trăm triệu cho người dân. 
Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, với lý do Trung Quốc nhập ít, thương lái thu mua cho người dân với giá rẻ. Nhiều người trồng đã không còn mặn mà với cây chuối. 
Tại xã Đại Tập, có những hộ từng làm ăn lớn, đầu tư cả hệ thống tưới tự động nhưng nay để không, mục nát. Thậm chí, có hộ phải nhượng lại đất để đi nơi làm làm ăn, để lại những cánh đồng chuối hoang hoải.
Ông Nguyễn Văn An, hộ dân xã Đại Tập cho biết, đã lâu lắm rồi giá chuối không với tới mốc 13 nghìn đồng/kg. Đợt chuối rớt giá thảm hại nhất là 4,5 nghìn đồng/kg, không đủ trả tiền công thuê người thu hoạch. 
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Tập cho biết, từng có một thời người dân rần rần chuyển đổi từ lúa sang cây chuối. Nay thì nhiều hộ chuyển từ cây chuối sang trồng cam, bưởi. Ước tính mỗi năm, sản lượng chuối của Đại Tập khoảng 6.000 tấn, chủ yếu xuất đi Trung Quốc. 
Nhiều hộ dân bắt đầu trồng cam, bưởi xen giữa vườn chuối. Họ khẳng định, nếu giá chuối còn bấp bênh, sẽ tìm cách chuyển sang trồng các loại cây ăn quả giá trị cao hơn.
Năm 2020, theo kế hoạch, tỉnh Hưng Yên sẽ khảo sát, cấp thêm 2 mã số vùng trồng trên cây chuối tại huyện Khoái Châu với tổng diện tích 17ha. Mục tiêu là từng bước chuẩn hóa quy trình sản xuất, tiến tới có thể xuất khẩu chính ngạch sang thị trường các nước. 

Xem thêm
Kiểm soát giết mổ, đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết

Kiểm soát giết mổ, đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết. Nông dân không có dừa bán do sâu đầu đen gây hại. Một huyện có 21.000 con hươu cho thu hoạch nhung. Hiệu quả từ mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá đồng.

Thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc với khoảng 1,4 tỷ dân có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm. Động vật, các sản phẩm động vật của Việt Nam như sữa, tổ yến, thịt lợn… đều có cơ hội rất lớn xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là một thị trường khó tính, với các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, kiểm dịch và đặc biệt là chất lượng, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của Báo Nông nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

Phim 'Nông nghiệp Việt Nam: Điểm tựa và niềm tin'

Phim 'Điểm tựa và niềm tin' do Báo Nông nghiệp Việt Nam sản xuất trình chiếu tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội nghị do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì diễn ra chiều 27/12.

Canh tác hướng hữu cơ ‘cứu’ vùng cam đặc sản

Tuyên Quang Phát triển mô hình trồng cam theo chuẩn VietGAP, hướng hữu cơ đang giúp người nông dân ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang ‘cứu’ hàng nghìn ha cam bị thoái hóa, sâu bệnh.