| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 28/11/2017 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 28/11/2017

Những vụ trẻ em bị đối xử vô nhân tính, ai chịu trách nhiệm?

Chỉ trong vòng chưa đến chục ngày, liên tiếp nhiều vụ án mà trong đó - nạn nhân là các trẻ em - đã bị đày đọa, thậm chí là án mạng - đã xảy ra.

Một câu hỏi lập tức bật lên: Ai đang bảo vệ trẻ em? Ai chịu trách nhiệm?

Dư luận đang bức bối, đang kinh sợ thật sự, bởi những vụ việc mà báo chí, truyền thông, mạng xã hội… đã đưa tin gần đây: Người giúp việc đánh, vả, tung em bé sơ sinh 1 tháng tuổi ở Phủ Lý, Hà Nam; Cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh ở quận 12 (TP Hồ Chí Minh) hành hạ trẻ; Cháu bé 6 tuổi bị dân phòng có tiền sử tâm thần (ở Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) cắt cổ, giết chết; Cháu bé 20 ngày tuổi ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa, bị một đôi nam nữ bắt cóc và sát hại…

16-56-19_hi_bo_mu_dy_do_tre_o_co_so_mm_non_mm_xnh_qun_12_tp_hcm_khong_co_chung_chi_do_to_nhu_quy_dinh
Cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh ở quận 12 (TP Hồ Chí Minh)

Đó không phải là những tin tức mang tính “câu views”, “câu khách”, mà đúng là đang phản ánh thực tế.

Đó cũng không còn là những hoạt động truyền thông mang tính cảnh báo nữa, bởi chúng tường thuật lại về những sự kiện vừa diễn ra.

Và đúng là như thế thật. Đấy là chưa kể đến những vụ việc mà tòa án còn đang xử hoặc vừa tuyên án mới đây, về những vụ án mà trẻ em bị xâm hại, bị bóc lột mang tính đày đọa.

Những vụ án kinh khủng. Vậy mà, chúng ta từng tự hào rằng Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế Quyền Trẻ em, vào ngày 20/2/1990. Một vị Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Việt Nam, từng phát biểu: “Việt Nam nhận thức sâu sắc rằng đầu tư vào trẻ em để thực hiện các quyền sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia của trẻ em chính là đầu tư cho tương lai”.

Nhận thức trên có còn đúng nữa không? Bởi vì rõ ràng, qua một loạt những vụ việc kể trên, thì trẻ em ở nước ta hiện đang không còn yên ổn. Với những vụ án giết trẻ con, thì có thể là do những nguyên nhân mang tính trả thù của người lớn với nhau, hoặc hung thù bị điên, bởi người bình thường không ai đang tâm làm thế cả.

Với những vụ việc mà cách thức đối xử với trẻ như với thú vật, thì nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết người phạm tội không được đào tạo theo quy định. Nhưng với tất cả những vụ việc liên quan đến trẻ em, thì người phạm tội đều cảm thấy sẽ không bị trừng trị, hoặc hình phạt sẽ là nhẹ theo những quy định của pháp luật.

Cần quy trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc cấp phép trường lớp, và kiểm tra giám sát người chăm sóc trẻ phải có đủ trình độ đào tạo.

Giáo trình của ngành mầm non phải nhắc nhở thường xuyên hơn đến những quy định của pháp luật liên quan đến hành vi bạo hành trẻ, nội quy của ngành mầm non cũng phải tuyệt đối nghiêm cấm điều này.

Còn về xử phạt hành chính, theo điều 27 của nghị định 144, mức phạt tiền 5-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em; gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em. Và nếu mức độ nghiêm trọng có thể bị truy tố hình sự theo khoản 2 điều 110 Bộ luật hình sự 1999, với tình tiết là phạm tội với trẻ em, mức hình phạt sẽ là phạt tù từ 1- 3 năm.

Thì nhẹ quá. Không đủ sức răn đe.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm