| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 12/11/2013 , 09:35 (GMT+7)

09:35 - 12/11/2013

Nỗi đau không đến từ tâm bão

Thống kê sơ bộ cho thấy cả nước đã có tới 10 người bị tử vong trong quá trình phòng chống bão Haiyan.

Thống kê sơ bộ cho thấy cả nước đã có tới 10 người bị tử vong trong quá trình phòng chống bão Haiyan.

Ngay sau khi các cơ quan khí tượng thủy văn trong nước và quốc tế phát đi những thông tin cảnh báo đầu tiên về Haiyan, cơn bão được đánh giá mạnh nhất thế giới trong năm nay, hàng trăm ngàn gia đình ở các tỉnh ven biển đã gấp rút chuẩn bị chằng chống nhà cửa, tích trữ đồ ăn, lương thực. Để đối phó với cơn bão, nhiều gia đình còn dỡ mái nhà hay thậm chí đào hầm trú ẩn như thời chiến tranh.

Chính quyền các tỉnh có nguy cơ bão đổ bộ trực tiếp như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh, Thanh Hóa... đã lên kế hoạch sơ tán hàng trăm ngàn người, hướng dẫn người dân bảo vệ tài sản, lên phương án cứu trợ khẩn cấp ở mức độ cao nhất.

Sự lo ngại của người dân trước sự tàn phá khó lường của cơn bão có sức gió lên tới trên 300km/h này càng trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi các phương tiện truyền thông liên tục chuyển tải những hình ảnh về một Philippines tang thương với số lượng người tử vong có thể lên tới 10.000 và hàng trăm nghìn gia đình bỗng chốc trở thành vô gia cư.

May mắn thay, bão Haiyan đã suy yếu sau khi rời Philippines nên không gây thiệt hại nào về người khi quét qua các tỉnh ven biển nước ta. Các thống kê sơ bộ cũng cho thấy thiệt hại về tài sản vật chất của người dân cũng không đến mức nghiêm trọng như cảnh báo ban đầu.

Tuy nhiên, điều đáng buồn là cả nước có tới 10 người bị tử vong trong quá trình chuẩn bị đối phó với cơn bão Haiyan tại các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh và Nghệ An.


Ảnh minh họa

Trong đó, nạn nhân 67 tuổi tại Nghệ An tử vong do trượt chân rơi xuống ao khi ra vườn cây chặt tỉa cành phòng chống bão. Một nạn nhân khác, mới 24 tuổi ở Hà Tĩnh, tử vong vì bị ngã trong lúc đang chằng lại mái nhà. Cùng thời điểm, một người làm quản lý đường ống cống ở tỉnh này đã bị nước cuốn trôi khi đang đi làm nhiệm vụ điều tiết nước.

Tại Quảng Ngãi, một nữ phóng viên của Đài Truyền thanh huyện Đức Phổ đã bị thiệt mạng do gặp tai nạn giao thông trong bão.

Các nạn nhân khác cũng đều tử vong trong lúc đang chằng chéo lại mái nhà, chặt cây chống bão hay neo đậu lại tàu thuyền trước khi bão đổ bộ.

Sự mất mát nào về con người cũng là một nỗi đau lớn, không gì có thể bù đắp được. Thế nhưng, những thiệt hại về người trong quá trình chuẩn bị “đón” bão, trước khi cơn bão đổ bộ lại mang nhiều chua xót khó có thể xoa dịu.

Những nỗi đau không đến từ tâm bão này sẽ còn ám ảnh gia đình, người thân của các nạn nhân trong một thời gian rất dài, khi Haiyan đã hoàn toàn tan biến.

Mong sao, nỗi đau này không bao giờ còn lặp lại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm