| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 22/03/2012 , 09:49 (GMT+7)

09:49 - 22/03/2012

"Nói không nghe được"

Đấy là câu nói của một ông bạn già, chuyên gia thủy lợi khi nghe ông trưởng ban quản lý dự án thủy điện Sông Tranh 2 phát biểu “mức nước thấm "chỉ" 30 lít/giây..."

Đấy là câu nói của một ông bạn già, chuyên gia thủy lợi khi nghe ông trưởng ban quản lý dự án thủy điện Sông Tranh 2 “mức nước thấm chỉ 30 lít/giây, đúng với thiết kế và không ảnh hưởng đến an toàn và ổn định đập”.

>> ''Rò rỉ nước đập thủy điện Sông Tranh 2 do lỗi thiết kế''
>> “Thủy điện Sông Tranh 2 rỉ nước là hiện tượng bình thường”
>> Đập thủy điện Sông Tranh 2 bị nứt hay vẫn ổn định?
>> UBND huyện Bắc Trà My: Giải thích của chủ đầu tư không thuyết phục


Nước chảy như suối hai bên cửa xả

Anh biết mức nước chảy 30 lít/giây là bao nhiêu không? Ông bạn già hỏi nhà báo – Lượng nước đấy đủ tưới cho 40 ha lúa cơ đấy. Ông giải thích thêm, với một đập đất nếu hồ mới tích nước thì lượng nước thấm đấy là chưa thật sự nguy hiểm, bởi các hạt đất nhỏ theo thời gian có thể sẽ tự trám được, còn với đập bê tông thì ngược lại, do hiện tượng xi măng bị vôi hóa (tạo thành thạch nhũ) theo dòng nước ra ngoài nên mức thấm ngày một tăng thêm.

Trước đây đập chính hồ Dầu Tiếng cũng từng xảy hiện tượng thấm với mức nước rỉ ra tương tự, nhưng việc thấm xảy ra đồng đều trên hàng trăm mét nên tuy tổng lượng thấm như nhau nhưng cường độ thấm thấp hơn nhiều. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho hạ lưu, Bộ Nông nghiệp – PTNT đã phải cho gia cố lại ở mái thượng lưu và việc thấm hồ Dầu Tiếng mới được khắc phục.

Mặt khác, với đập đất thì việc nứt vỡ đập có thể quan sát được bằng mắt thường các triệu chứng trước lúc xảy ra sự cố một thời gian dài, còn với đập bê tông thì luôn xảy ra bất ngờ. Bởi vậy nhà nước cần mời một tư vấn độc lập để đánh giá cụ thể đưa ra giải pháp khắc phục một cách căn bản chứ không thể để chủ đập “tự bảo nhau” như hiện nay.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm