| Hotline: 0983.970.780

Nỗi lo an toàn thực phẩm trước Tết

Thứ Tư 28/12/2022 , 13:04 (GMT+7)

Còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết, thời điểm nhu cầu sử dụng thực phẩm của người dân tăng cao, làm dấy lên nỗi lo về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thời điểm “vàng thau lẫn lộn”

Thời gian trước Tết Nguyên đán những món hàng thực phẩm bán “đắt như tôm tươi”, do nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng cao. Đây cũng là lúc có không ít cơ sở sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ lợi dụng bày bán những sản phẩm chưa bảo đảm an toàn thực phẩm, 1 thách thức lớn cho ngành chức năng.

Đáng quan ngại là từ đầu năm đến nay, qua các đợt thanh, kiểm tra hoạt động chế biến, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực phẩm trên địa bàn, ngành chức năng Bình Định nhận thấy ý thức của những người trực tiếp chế biến lẫn người tiêu dùng đều thiếu kiến thức, trách nhiệm trong việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Thêm vào đó, quán nhậu, nước giải khát vỉa hè mọc lên ngày càng nhiều, thu hút đông đảo người tiêu dùng, thế nhưng thức ăn đường phố phần lớn không rõ nguồn gốc, không ai dám chắc nguồn thực phẩm này có đảm bảo an toàn hay không.

Trước thực trạng trên, trong năm 2022, ngành công thương đã phối hợp với các ngành y tế, ngành nông nghiệp Bình Định cùng các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra liên ngành hàng trăm cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, kịp thời ngăn chặn và xử lý nhiều cơ sở vi phạm quy định về chất lượng VSATTP.

Empty

Những ngày Tết, mặt hàng nem chả được tiêu thụ rất mạnh. Ảnh: V.Đ.T.

Những tháng cuối năm 2022, Bình Định càng tăng cường công tác bảo đảm ATTP, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo các Sở Y tế, Sở Công Thương và Sở NN-PTNT tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP; UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về ATTP trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, nhằm giúp cho người tiêu dùng an tâm sử dụng.

Các ngành chức năng tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có dấu hiệu vi phạm các quy định về ATTP; cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm được tiêu dùng nhiều trong các dịp lễ, Tết như: Bánh, mứt, kẹo, bia, rượu, nước giải khát, thịt, giò chả, thủy hải sản. Các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố..., nhất là các cơ sở đã có “tiền sử” vi phạm các quy định về ATTP. Đặc biệt, ngành chức năng chú trọng kiểm tra, kiểm soát, xử lý các mặt hàng thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, gia cầm nhập khẩu trái phép không đảm bảo ATTP.

Những ngày cuối năm những món hàng thực phẩm bán “đắt như tôm tươi”, do nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng cao. Ảnh: V.Đ.T.

Cuối năm, những món hàng thực phẩm luôn bán chạy do nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng cao. Ảnh: V.Đ.T.

Đảm bảo an toàn các mặt hàng nông, lâm, thủy sản

Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Bình Định (viết tắt là Chi cục), trong thời điểm cuối năm, các hoạt động chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản tăng cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán. Đây cũng là thời điểm xuất hiện nguy cơ mất VSATTP do tắc trách trong chế biến. Do vậy, ngành nông nghiệp tập trung vào công tác kiểm tra hoạt động chế biến, đồng thời tích cực hướng dẫn các cơ sở chế biến tuân thủ quy định thực hiện các tiêu chuẩn về VSATTP.

“Thông thường, vào thời điểm cận Tết Nguyên đán, nhu cầu thị trường và giá cả tăng đột biến; vì vậy, các cơ sở quy mô nhỏ, sản xuất thời vụ chỉ lo việc cung ứng mà không quan tâm đến VSATTP, nên nguy cơ mất VSATTP chủ yếu bắt nguồn từ nhóm sản phẩm này”, ông Hồ Phước Hoàn, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản Bình Định, chia sẻ.

Từ thực tế trên, Chi cục giao trách nhiệm cho cán bộ đứng chân địa bàn, phối hợp với chính quyền các địa phương tập trung rà soát, kiểm tra và hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện các tiêu chuẩn về VSATTP. Đồng thời, Chi cục làm đầu mối tham gia vào đoàn công tác liên ngành của tỉnh, triển khai kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Mổ gà vịt trên hè phố, 1 trong những nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm. Ảnh: V.Đ.T.

Mổ gà vịt trên hè phố, một trong những nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm. Ảnh: V.Đ.T.

Tín hiệu vui là trong 3 năm liên tiếp, từ năm 2020 - 2022, thông qua lấy mẫu giám sát định kỳ và lấy mẫu ngẫu nhiên trong công tác giám sát cảnh báo dư lượng chất cấm, kháng sinh trong các sản phẩm nông sản chế biến tại thành phố Quy Nhơn và thị xã Hoài Nhơn đã không phát hiện mẫu vật có chất cấm.

Cũng theo ông Hồ Phước Hoàn, từ đầu năm đến nay, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Bình Định đã tổ chức giám sát dư lượng các chất độc hại và kháng sinh cấm trong sản xuất sản phẩm nông, lâm, thủy sản với 571 mẫu; xác nhận 3 sản phẩm an toàn theo chuỗi; thanh, kiểm tra và hậu kiểm tại 728 cơ sở; cấp giấy chứng nhận cho hơn 1.100 cơ sở; tổ chức tuyên truyền, tập huấn và bồi dưỡng kiến thức về an toàn thực phẩm cho hơn 3.200 lượt người.

“Từ đây đến đầu tháng 1/2023, Chi cục sẽ tập trung vào công tác kiểm tra thực tế các cơ sở sản xuất; đồng thời phối hợp với các địa phương rà soát lại tình hình quản lý chất lượng lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản tại cơ sở để đánh giá về thuận lợi, tồn tại; đề xuất các giải pháp để triển khai tốt hơn công tác này giai đoạn 2022 - 2026 trên địa bàn Bình Định”, ông Hồ Phước Hoàn, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản Bình Định, chia sẻ.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Cargill tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành chăn nuôi Việt Nam

Gần 30 năm gắn bó với Việt Nam, Cargill luôn khẳng định vị thế dẫn đầu về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi...

Hà Nội công bố bảng giá đất mới, cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định 71 sửa đổi, bổ sung Quyết định 30 về quy định và bảng giá đất trên địa bàn thành phố.