| Hotline: 0983.970.780

Nơi lưu giữ hơn 1.000 hiện vật, tư liệu quý về Đại thi hào Nguyễn Du

Thứ Bảy 18/02/2023 , 11:28 (GMT+7)

Hà Tĩnh Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du hiện đang trưng bày, lưu giữ hơn 1.000 hiện vật, tư liệu về Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt vào ngày 27/9/2012. Đây là điểm tham quan du lịch văn hóa, lịch sử lớn nhất nhì của tỉnh Hà Tĩnh.

Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt vào ngày 27/9/2012. Đây là điểm tham quan du lịch văn hóa, lịch sử lớn nhất nhì của tỉnh Hà Tĩnh.

Khu mộ của Đại thi hào nằm giữa cánh đồng Cùng, thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân. Sau nhiều năm tôn tạo, lăng mộ có 3 phần là bàn thờ, mộ và vườn trái cây. Bia đá đề dòng chữ 'Danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du'. Mộ hình khối chữ nhật, cao 1,2m; rộng 1,3m; dài 2,3m.

Khu mộ của Đại thi hào nằm giữa cánh đồng Cùng, thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân. Sau nhiều năm tôn tạo, lăng mộ có 3 phần là bàn thờ, mộ và vườn trái cây. Bia đá đề dòng chữ “Danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du”. Mộ hình khối chữ nhật, cao 1,2m; rộng 1,3m; dài 2,3m.

Cách lăng mộ khoảng 2km là khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du với tổng diện tích khoảng 28.500m2.

Cách lăng mộ khoảng 2km là khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du với tổng diện tích khoảng 28.500m2.

Khu di tích đang trưng bày, lưu giữ hơn 1.000 hiện vật, tư liệu về Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền. Những hiện vậy quý giá này từng gắn với cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du.

Khu di tích đang trưng bày, lưu giữ hơn 1.000 hiện vật, tư liệu về Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền. Những hiện vậy quý giá này từng gắn với cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du.

Nơi đây còn trưng bày bản Kiều in từ bản khắc năm 1866; cuốn Truyện Kiều viết theo lối thư pháp (độc bản); thư pháp Truyện Kiều dài nhất Việt Nam (độc bản); bộ sưu tập Truyện Kiều xuất bản bằng các thứ tiếng và sưu tập sách viết về Nguyễn Du...

Nơi đây còn trưng bày bản Kiều in từ bản khắc năm 1866; cuốn Truyện Kiều viết theo lối thư pháp (độc bản); thư pháp Truyện Kiều dài nhất Việt Nam (độc bản); bộ sưu tập Truyện Kiều xuất bản bằng các thứ tiếng và sưu tập sách viết về Nguyễn Du...

2 bức đại tự đặt trang trọng trong khu lưu niệm. Bức phía trên có đề 'Hồng Sơn phế tổ' do đại thần nhà Thanh là Hoàng Phu Thái tặng dòng họ Nguyễn Tiên Điền, có ý nghĩa là 'Dòng dõi nổi tiếng dưới chân núi Hồng'. Bức phía dưới là 'Thiên môn tái đăng', dịch nghĩa 'Lại lên cửa trời' do Chu Lễ - cháu 24 đời của Chu Công tặng Nguyễn Đề (còn có tên Nguyễn Nễ - anh trai Nguyễn Du) năm 1795.

2 bức đại tự đặt trang trọng trong khu lưu niệm. Bức phía trên có đề “Hồng Sơn phế tổ” do đại thần nhà Thanh là Hoàng Phu Thái tặng dòng họ Nguyễn Tiên Điền, có ý nghĩa là “Dòng dõi nổi tiếng dưới chân núi Hồng”. Bức phía dưới là “Thiên môn tái đăng”, dịch nghĩa “Lại lên cửa trời” do Chu Lễ - cháu 24 đời của Chu Công tặng Nguyễn Đề (còn có tên Nguyễn Nễ - anh trai Nguyễn Du) năm 1795.

Những di sản văn hóa trong khu lưu niệm có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học..., giúp chúng ta tìm hiểu về nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển, truyền thống văn hóa, khoa bảng của dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền cũng như việc nhìn nhận về cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp của Đại thi hào Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền cho nền văn học Việt Nam. Đây cũng là nguồn tư liệu đáng tin cậy để tìm hiểu về tín ngưỡng, phong tục tập quán, đời sống văn hóa tinh thần của làng quê Tiên Điền nói riêng, văn hóa làng xã Việt Nam nói chung trong sự phát triển của lịch sử dân tộc

Những di sản văn hóa trong khu lưu niệm có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học..., giúp chúng ta tìm hiểu về nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển, truyền thống văn hóa, khoa bảng của dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền cũng như việc nhìn nhận về cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp của Đại thi hào Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền cho nền văn học Việt Nam. Đây cũng là nguồn tư liệu đáng tin cậy để tìm hiểu về tín ngưỡng, phong tục tập quán, đời sống văn hóa tinh thần của làng quê Tiên Điền nói riêng, văn hóa làng xã Việt Nam nói chung trong sự phát triển của lịch sử dân tộc

Bức tượng Nguyễn Du được đúc bằng đồng với chiều cao 1,5m, mang khăn đóng áo dài, tay cầm bút lông, toát lên thần thái nho nhã của Đại thi hào dân tộc.

Bức tượng Nguyễn Du được đúc bằng đồng với chiều cao 1,5m, mang khăn đóng áo dài, tay cầm bút lông, toát lên thần thái nho nhã của Đại thi hào dân tộc.

Khánh đá trước đây đặt tại đền thờ Tiến sỹ Nguyễn Huệ (bác ruột của Nguyễn Du). Về sau, đền thờ bị hư hỏng. Năm 1965, hiện vật này được chuyển vào trong khuôn viên khu lưu niệm.

Khánh đá trước đây đặt tại đền thờ Tiến sỹ Nguyễn Huệ (bác ruột của Nguyễn Du). Về sau, đền thờ bị hư hỏng. Năm 1965, hiện vật này được chuyển vào trong khuôn viên khu lưu niệm.

Nhà thờ Nguyễn Du được con cháu xây dựng vào năm 1824 sau khi đưa hài cốt cụ về quê. Nhà thờ gồm 3 gian lợp ngói, hai đầu hồi nhà có hai cột quyết, trên có hai con nghê chầu nhau. Ở trong treo các bức đại từ 'Hồng Sơn thế phổ', 'Thiên môn tái đăng',...                                                                                      

Nhà thờ Nguyễn Du được con cháu xây dựng vào năm 1824 sau khi đưa hài cốt cụ về quê. Nhà thờ gồm 3 gian lợp ngói, hai đầu hồi nhà có hai cột quyết, trên có hai con nghê chầu nhau. Ở trong treo các bức đại từ "Hồng Sơn thế phổ", "Thiên môn tái đăng",...                                                                                      

Đàn tế và bia đá do Nguyễn Nghiễm (cha Nguyễn Du) cùng người em Nguyễn Trọng dựng năm 1762 để báo hiếu công ơn sinh thành của cha mẹ. Đây là di tích nguyên gốc về hình dáng, chất liệu, đá làm bia được lấy từ Thanh Hóa về.

Đàn tế và bia đá do Nguyễn Nghiễm (cha Nguyễn Du) cùng người em Nguyễn Trọng dựng năm 1762 để báo hiếu công ơn sinh thành của cha mẹ. Đây là di tích nguyên gốc về hình dáng, chất liệu, đá làm bia được lấy từ Thanh Hóa về.

Xem thêm
4.800ha được chứng nhận sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

4.800ha được chứng nhận sản xuất cà phê tuân thủ EUDR. Phát hiện nấm gây bệnh đen mang trên tôm hùm bông. Mưa lốc làm thiệt hại gần 90 ngôi nhà ở Mù Cang Chải. Mùa du lịch trên quê hương ‘đệ nhất danh trà’.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Âu thuyền Rạch Mọp - công trình kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu

Sóc Trăng Công trình âu thuyền Rạch Mọp được Bộ NN-PTNT xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng với tổng kinh phí 550 tỷ đồng, sau khi hoàn thành sẽ kiểm soát nguồn nước bờ Nam sông Hậu.

Hơn 1,5 triệu lượt hành khách di chuyển bằng đường hàng không dịp 30/4 - 1/5

Theo Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay, sản lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không tăng nhẹ so với ngày thường nhưng vẫn thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm