| Hotline: 0983.970.780

Nông dân đi cấy thuê kiếm nửa triệu đồng/ngày

Thứ Bảy 06/07/2019 , 09:23 (GMT+7)

Thời điểm này, đi cấy thuê được xem là “hot” với nhiều nông dân ngoại thành Hà Nội vì một ngày có thể kiếm nửa triệu đồng.

Những ngày hè nắng như đổ lửa, từ sớm tinh mơ, trên các cánh đồng ngoại thành Hà Nội, bà con nông dân, trong đó có những người đi cấy thuê đã tất bật ra đồng cấy lúa vụ mùa.

Tranh thủ nghỉ giải lao, uống cốc nước đá để giải khát, bà Đỗ Thị Năm, 55 tuổi, ở xã Phụng Thượng (huyện Phúc Thọ) có thâm niên hơn chục năm đi cấy thuê. Bà coi đây là công việc chính, nguồn thu thêm cho gia đình. Từ khi bắt đầu vào vụ cấy, bà Năm đã cấy thuê hơn nửa tháng, từ huyện Phúc Thọ sang đến huyện Thạch Thất.

Cứ vào vụ sản xuất, người nông dân Hà Nội kiếm được bộn tiền từ đi cấy thuê.

Bà Năm chia sẻ: “Nhà tôi làm 2 mẫu ruộng, nhưng tôi vẫn đi cấy thuê, nhà nông có việc gì thì cứ đi thôi. Nghề đi cấy thuê này mệt lắm, bình thường tôi đi từ 4h sáng làm tới 11h trưa, chiều 1h cấy đến 5h thì nghỉ. Những ngày nắng nóng thì cấy 3h chiều đến 7h tối mới về”.

Tuy công việc vất vả, nhưng một vụ cấy thuê cho bà Năm thu nhập lên đến cả chục triệu đồng.

“Một ngày cấy khoán tôi được trả 450.000 - 500.000 đồng, còn làm công nhật được 400.000 đồng. Tôi cấy thuê được 17 ngày rồi, nếu đi hết vụ thì có thể làm được hơn 1 tháng. Tôi cũng sắp dừng rồi, khoảng 2 năm nữa là tôi nghỉ, không thể đi mãi như này được”, bà Năm chia sẻ thêm.

Một ngày, người cấy thuê được trả công từ 400.000 - 500.000 đồng.

Tại xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất) trên cánh đồng vào xã, hai bên đường, bên những gốc cây nhộn nhịp từng nhóm người cấy thuê tập trung nghỉ giải lao, có những người gom mạ tập kết để xuống cấy. Tranh thủ những ngày không có ai thuê đi dọn nhà trên thành phố, chị Nguyễn Thị Hòa, ở xã Đại Đồng (huyện Thạch Thất) đi cấy thuê cho những gia đình trong huyện.

Theo chị Hòa, đi cấy thuê ngoài cấy đều, cấy đẹp đã đành, nhưng còn phải đảm bảo thời gian, năng suất nữa.

Chị Nguyễn Thị Hòa: So với nghề khác thì thù lao đi cấy thuê cũng cao.

Chị Hòa cho biết: “Năm trước tôi đi cấy thuê thường xuyên, năm nay mới đi cấy được mấy ngày. Một ngày tôi cấy được 1,5 sào ruộng, cũng kiếm được 400.000 đồng, có ngày cao nhất được 500.000 đồng. So với  nghề khác thì tiền công cũng cao nhưng họ chỉ thuê cấy vài hôm thôi”.

Còn với bà Nguyễn Thị Tám, 52 tuổi, ở xã Bình Yên (Thạch Thất) do thời tiết nắng nóng nên chỉ nhận cấy thuê cho những gia đình quen biết trong xã, trong huyện. Tuy nhiên do nghề này đang “hot”, công được trả cao, cùng với cuối vụ người đi cấy thuê tập trung về Thạch Thất đông, có khi cả ngày bà Tám không ai thuê cấy.

Những ngày này, nhiều nhóm cấy thuê tập trung về Thạch Thất để cấy thuê. 

Vừa cặm cụi cấy từng khóm lúa, bà Tám vừa nói: “Mỗi ngày tôi cấy hơn sào, trung bình được 400.000 đồng, cấy khoán thì được 500.000 đồng. Công cấy như thế này cũng được”.

Bà Nguyễn Thị Chức, xã Chàng Sơn (huyện Thạch Thất): “Do gia đình ở đây đều có nghề phụ, không có thời gian nên phải thuê người đi cấy. Nhà tôi năm nay cấy 4 sào, thuê mất 800.000 đồng. Những lúc ít người đi cấy thuê giá đắt mà còn không thuê cấy được. Nhiều khi mình thấy họ nắng nóng, vất vả, cũng bồi dưỡng thê, ngày nắng nóng thì mua cho họ mấy chai nước ngọt”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm