| Hotline: 0983.970.780

Nông dân đốt phá Brussels khi các Bộ trưởng Nông nghiệp EU nhóm họp

Thứ Tư 27/03/2024 , 17:20 (GMT+7)

Người biểu tình đã ném nông sản, phun phân vào cảnh sát và đốt phá thành phố khi các Bộ trưởng Nông nghiệp EU nhóm họp tại Brussels, Bỉ.

Cảnh sát ngăn nông dân biểu tình đến tòa nhà Hội đồng Châu Âu ở Brussels, Bỉ, hôm 26/3. Ảnh: AP. 

Cảnh sát ngăn nông dân biểu tình đến tòa nhà Hội đồng Châu Âu ở Brussels, Bỉ, hôm 26/3. Ảnh: AP. 

Đây cuộc biểu tình lần thứ 3 kể từ đầu năm nay của nông dân Bỉ, sau các cuộc biểu tình vào ngày 1/2 và ngày 26/2, nhằm phản ánh sự bất mãn và lo ngại của họ về các vấn đề như chính sách nông nghiệp của khối, nông sản giá rẻ từ Ukraine và các vấn đề khác liên quan đến ngành nông nghiệp.

Khi các cuộc biểu tình trở nên mất kiểm soát, cảnh sát đã sử dụng hơi cay và vòi rồng để trấn áp nông dân và khoảng 250 máy kéo ở thủ đô Brussels. Giới chức thành phố cũng cảnh báo người dân không di chuyển vào nội đô và làm việc tại nhà nếu có thể.

Cuộc biểu tình quá khích ngày 26/3 khiến nhiều nông dân, cảnh sát và lính cứu hỏa bị thương, nhưng không có trường hợp nguy hiểm đến tính mạng. Chính phủ chỉ trích nhóm nông dân biểu tình vì đã không kiềm chế đối bạo lực đã ném xe đạp điện xuống cầu và phóng hỏa các lối vào ga tàu điện ngầm.

"Bạo lực, phóng hỏa và hủy hoại tài sản trong các cuộc biểu tình là điều không thể chấp nhận được", Bộ trưởng Nội vụ Annelies Verlinden nói và khẳng định kẻ phá hoại sẽ bị truy tố.

Một số đối tượng quá khích đã ném trứng và củ cải vào cảnh sát hôm 26/3. Ảnh: AP.

Một số đối tượng quá khích đã ném trứng và củ cải vào cảnh sát hôm 26/3. Ảnh: AP.

Nông dân biểu tình ở Bỉ đổ khoai tây ra đường hôm 26/3. Ảnh: AP.

Nông dân biểu tình ở Bỉ đổ khoai tây ra đường hôm 26/3. Ảnh: AP.

Nông dân Ba Lan phóng hỏa một lối xuống ga tàu điện ngầm ở Brussels, Bỉ, hôm 26/3. Ảnh: AP.

Nông dân Ba Lan phóng hỏa một lối xuống ga tàu điện ngầm ở Brussels, Bỉ, hôm 26/3. Ảnh: AP.

Cùng với nhiều cuộc biểu tình từ Phần Lan đến Hy Lạp, Ba Lan và Ireland, nông dân đã giành được sự nhượng bộ từ Liên minh Châu Âu (EU) và các chính phủ, từ việc nới lỏng các biện pháp quản lý trang trại đến quy định về thuốc về thuốc trừ sâu và môi trường.

Tại cuộc họp Ủy ban Nông nghiệp đặc biệt của EU ngày 26/3 ở Brussels, các Bộ trưởng phụ trách nông nghiệp của 27 quốc gia đã thông qua việc điều chỉnh một số điều kiện môi trường liên quan đến Chính sách Nông nghiệp chung (CAP). Động thái trên cho thấy các cuộc biểu tình đã có ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị như thế nào.

Cảnh sát dùng vòi rồng ngăn nông dân biểu tình phá hoại và dập lửa. Video: AP. 

"Để có một châu Âu hùng mạnh, cần có một nền nông nghiệp mạnh mẽ. Vì vậy, chúng tôi ở đây để nhắc nhở họ rằng nông dân của họ nên được ưu tiên. Chúng tôi phải giải quyết nhiều thủ tục hành chính. Chúng tôi phải đối mặt với rất nhiều quy định hạn chế về môi trường. Chúng tôi ủng hộ việc bảo vệ môi trường, nhưng nông nghiệp vẫn cần được ưu tiên", nông dân Bỉ Yolin Targé nói.

Theo các nhà hoạt động vì môi trường và khí hậu, sự thay đổi trong chính sách của EU dưới áp lực của nông dân là "điều đáng tiếc". Họ cho rằng những nhượng bộ ngắn hạn sẽ ảnh hưởng khối trong nhiều thế hệ khi biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng nặng nề hơn đến lục địa này.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.