| Hotline: 0983.970.780

Nông dân Thanh Hóa nô nức ra đồng chăm sóc lúa xuân

Thứ Tư 14/02/2024 , 14:23 (GMT+7)

Từ sáng sớm, nông dân huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) đã khẩn trương ra đồng, cần mẫn chăm sóc trà lúa xuân, mang theo ước vọng về một năm mới đủ đầy, thịnh vượng.

Ghi nhận trên địa bàn huyện Quảng Xương (Thanh Hóa), từ sáng sớm ngày 14/2 (tức mùng 5 Tết Nguyên đán), tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhiều hộ sản xuất đã tạm gác lại những chuyến du xuân, khẩn trương ra đồng dặm tỉa, bón thúc lần 1 trà lúa xuân cho kịp thời vụ.

Ghi nhận trên địa bàn huyện Quảng Xương (Thanh Hóa), từ sáng sớm ngày 14/2 (tức mùng 5 Tết Nguyên đán), tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhiều hộ sản xuất đã tạm gác lại những chuyến du xuân, khẩn trương ra đồng dặm tỉa, bón thúc lần 1 trà lúa xuân cho kịp thời vụ.

Bà Phạm Thị Dân, xã Quảng Đức cấy 1 mẫu lúa chia sẻ, hiện tại, nhìn chung các trà lúa đều sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh. Tuy nhiên, có một số diện tích gieo cấy bằng mạ khay, máy cấy vào những ngày cận Tết Nguyên đán, chân ruộng tháo khô nước, cây mạ non chưa kịp bén rễ đã gặp phải thời tiết rét đậm, rét hại nên xuất hiện hiện tượng lụi cây, chết. 

Bà Phạm Thị Dân, xã Quảng Đức cấy 1 mẫu lúa chia sẻ, hiện tại, nhìn chung các trà lúa đều sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh. Tuy nhiên, có một số diện tích gieo cấy bằng mạ khay, máy cấy vào những ngày cận Tết Nguyên đán, chân ruộng tháo khô nước, cây mạ non chưa kịp bén rễ đã gặp phải thời tiết rét đậm, rét hại nên xuất hiện hiện tượng lụi cây, chết. 

Bên cạnh đó, ốc bươu vàng và chuột phá hoại cũng làm không ít ruộng tốn nhiều công dặm tỉa, thậm chí gieo cấy lại.

Bên cạnh đó, ốc bươu vàng và chuột phá hoại cũng làm không ít ruộng tốn nhiều công dặm tỉa, thậm chí gieo cấy lại.

Ông Lê Văn Long, xã Quảng Phong, trồng 8 sào lúa cho hay, nếu được bón thúc đúng thời điểm thì quá trình đẻ nhánh sớm, để tập trung giúp cây lúa tăng số dảnh hữu hiệu. Nếu bón phân nhiều, bón muộn và bón lai rai thời gian đẻ nhánh sẽ kéo dài.

Ông Lê Văn Long, xã Quảng Phong, trồng 8 sào lúa cho hay, nếu được bón thúc đúng thời điểm thì quá trình đẻ nhánh sớm, để tập trung giúp cây lúa tăng số dảnh hữu hiệu. Nếu bón phân nhiều, bón muộn và bón lai rai thời gian đẻ nhánh sẽ kéo dài.

Theo kinh nghiệm, thông thường sau cấy 5 -7 ngày cây lúa có thể bén rễ hồi xanh, chuyển sang đẻ nhánh là có thể bón thúc lần 1. Năm nay, việc bón thúc lần 1 đáng lẽ sẽ thực hiện trước Tết Nguyên đán nhưng do thời tiết rét đậm kéo dài nên được lùi lại ra sau Tết. 

Theo kinh nghiệm, thông thường sau cấy 5 -7 ngày cây lúa có thể bén rễ hồi xanh, chuyển sang đẻ nhánh là có thể bón thúc lần 1. Năm nay, việc bón thúc lần 1 đáng lẽ sẽ thực hiện trước Tết Nguyên đán nhưng do thời tiết rét đậm kéo dài nên được lùi lại ra sau Tết. 

Theo nhiều hộ dân, khi bón thúc lần 1 cho cây lúa kết hợp sục bùn, làm cỏ bằng tay giúp cho bộ rễ thoáng khí, cây sinh trưởng thuận lợi. Sục bùn lúc này đất còn mềm, dễ làm, giảm công lao động. Đồng thời, sục bùn giúp cho việc hòa phân và vùi sâu phân vào đất, hạn chế sự bay hơi, rửa trôi các loại phân vô cơ khi bón cho cây, giúp cây lúa sử dụng nguồn dinh dưỡng sớm, kích thích đẻ nhiều nhánh.

Theo nhiều hộ dân, khi bón thúc lần 1 cho cây lúa kết hợp sục bùn, làm cỏ bằng tay giúp cho bộ rễ thoáng khí, cây sinh trưởng thuận lợi. Sục bùn lúc này đất còn mềm, dễ làm, giảm công lao động. Đồng thời, sục bùn giúp cho việc hòa phân và vùi sâu phân vào đất, hạn chế sự bay hơi, rửa trôi các loại phân vô cơ khi bón cho cây, giúp cây lúa sử dụng nguồn dinh dưỡng sớm, kích thích đẻ nhiều nhánh.

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đề xuất xây cầu 3.500 tỷ đồng nối Bến Tre và Trà Vinh

Trà Vinh Dự án cầu Cổ Chiên 2 với vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2030.

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.