| Hotline: 0983.970.780

Những lưu ý khi gieo sạ lúa đông xuân 2023 - 2024 ở Đồng bằng sông Cửu Long

Thứ Sáu 24/11/2023 , 06:40 (GMT+7)

Lũ năm 2023 ở ĐBSCL nhỏ, tổng lượng mưa khoảng 1.350mm, cao hơn 1% so với năm 2015 (năm hạn hán khốc liệt) và thiếu hụt khoảng 13% so với trung bình nhiều năm.

Tại Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ hè thu, thu đông 2023, triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2023 - 2024 vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày 14/9/2023 tại Cần Thơ, ông Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam cho biết: Mùa khô 2023 xâm nhập mặn xuất hiện sớm (giữa hoặc cuối tháng 12), muộn hơn so với năm 2015 - 2016 khoảng 10 ngày. Nhiều vùng ở Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng bị thiếu nước ngọt nên cần tăng cường tích trữ.

Nhiều vùng ở đồng bằng sông Cửu Long bị thiếu nước ngọt nên cần tăng cường tích trữ.

Nhiều vùng ở đồng bằng sông Cửu Long bị thiếu nước ngọt nên cần tăng cường tích trữ.

Ông Lê Đình Quyết, Trưởng phòng dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ dự báo từ nay tới tháng 4/2024 vùng ĐBSCL sẽ chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng El Nino, các địa phương cần có kế hoạch tích trữ nước.

Tổng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Kông giảm 10% đến 25%, do đó tình hình hạn hán, xâm nhập mặn sẽ đến sớm, xảy ra ở mức gay gắt hơn.

Một số lưu ý khi chuẩn bị gieo sạ vụ lúa Đông Xuân

Từ những dự báo nêu trên, bước vào vụ lúa đông xuân cần lưu ý:

Về chọn giống lúa: Cần sử dụng  giống lúa xác nhận, ngắn ngày, năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện mặn phèn, thiếu nước ngọt vào cuối vụ.

Cần làm đất sớm để sạ lúa đông xuân xong trước tháng 12 năm 2023, tránh bị thiệt hại về năng suất do hạn hán cuối vụ gây ra.

Sau khi thu hoạch lúa vụ hè thu hay thu đông, cần sử dụng chế phẩm vi sinh Bacillus phun lên rơm rạ trên ruộng, tiến hành cày, trục để vùi rơm và gốc rạ vào đất, ngâm nước để phân hủy rơm rạ.

Khi nước rút tiến hành dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật trên bờ, dưới ruộng. Làm đất kỹ từ 1 đến 2 lần, san phẳng mặt ruộng, đánh rãnh thoát nước rộng từ 20 – 30 cm, sâu 15 – 20 cm, khoảng cách giữa các rãnh từ 6-9m để thuận lợi cho việc thoát phèn, đưa nước vào ruộng và đi lại bón phân, quản lý dịch hại.

Với những vùng phù sa, đất xám cần tăng cường cày sâu bừa kỹ để bộ rễ lúa ăn sâu, giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe, tăng sức chống chịu hạn hán vào cuối vụ. Trước khi làm đất cần kiểm tra độ chua, độ mặn của đất để có biện pháp rửa mặn phèn và điều chỉnh lượng phân bón lót cho phù hợp.

Cần chuẩn bị hệ thống tưới tiêu chủ động để có thể áp dụng biện pháp tưới ngập- khô xen kẽ một cách có hiệu quả nhất, cụ thể:

Giai đoạn sạ: giữ cho mặt ruộng đủ ẩm từ 4 – 5 ngày sau sạ, sau đó đưa nước vào  ruộng từ 1 – 3cm cho cây mạ phát triển tốt, để nước ruộng cạn tự nhiên.

Giai đoạn mạ: 7-10 ngày sau sạ, cho nước vào ruộng và giữ mực nước từ 1 – 3 cm để bón phân lần 1 thúc mạ, sau đó để nước ruộng cạn tự nhiên.

Giai đoạn đẻ nhánh: 17-18 ngày sau sạ cho nước vào từ 1 – 3cm, bón phân lần 2 thúc đẻ nhánh, để nước cạn tự nhiên, nếu mực nước xuống thấp dưới mặt đất 15 cm thì cho nước vào ruộng.

Giai đoạn làm đòng: 37 – 45 ngày sau sạ, tưới và giữ nước cho lúa phân hoá đòng, đây là giai đoạn bón phân thúc lần 3 nuôi đòng nên không để thiếu nước, sau đó để nước ruộng cạn tự nhiên.

Giai đoạn lúa trổ: luôn giữ mực nước trong ruộng từ 3- 5 cm liên tục từ 7-10 ngày, sau đó để ruộng cạn tự nhiên. Nếu mực nước xuống thấp dưới mặt đất 15 cm thì tưới.

Giai đoạn lúa chín: cho khô mặt ruộng từ 7-10 ngày trước khi thu hoạch.

Bộ sản phẩm phân bón Đầu Trâu giúp lúa cho năng suất cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bộ sản phẩm phân bón Đầu Trâu giúp lúa cho năng suất cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sử dụng phân bón cải thiện môi trường đất trước gieo sạ

Đất xám nghèo dinh dưỡng cần tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế tối đa việc đốt rơm sau thu hoạch, cần tích cực sử dụng các loại chế phẩm sinh học phân hủy rơm rạ để trả lại dinh dưỡng và chất hữu cơ cho đất.

Đất phèn, đất chua, cần kiểm tra độ chua đất (pH đất) để điều chỉnh lượng bón Đầu Trâu Bio Can xi (17% Ca, 3% Mg, 1000 ppm Zn, có bổ sung vi sinh vật phân giải lân, cellulose và vi sinh vật cố định đạm) để bón lót trước khi làm đất lần cuối.

Lượng bón khoảng từ 150-300 kg/ha, nếu đất phèn ít, độ pH đất trên 5, lượng bón từ 150-200 kg/ha, đất có pH <5 lượng bón cần từ 200-300 kg/ha.

Đất mặn, mặn phèn cần sử dụng phân bón Đầu Trâu mặn phèn (4% N, 14% P2O5, 14,2% Ca và một số vi lượng thiết yếu) bón vào lúc làm đất lần cuối để giảm mặn phèn bảo vệ bộ rễ non của lúa.

Lượng bón cũng được điều chỉnh theo pH và độ mặn trong đất. Với đất có pH > 5,5 hoặc độ mặn = 0,  không cần bón lót. Nếu pH <5,5 tùy theo đất chua nhiều hay ít lượng bón Đầu Trâu mặn phèn có thể sử dụng từ 100-150 kg/ha.

Ruộng được cày và phơi ải từ 20-30 ngày, thời gian ngâm đất sau phơi ải ít nhất từ 15-20 ngày hoặc đất có phù sa bồi hàng năm, cần giảm 10-15% lượng phân bón.

Thời gian đất được nghỉ giữa 2 vụ ít nhất 3 - 4 tuần, kết hợp bổ sung thêm nấm Trichoderma hoặc vi  khuẩn Bacillus phân huỷ chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí, cần giảm 5% lượng phân bón.

Biện pháp sử dụng phân bón thúc:Cần sử dụng Đầu Trâu TE-A1 (21 % N – 14 % P2O5 – 7 % K2O): bón thúc cây mạ vào giai đoạn 7 - 10 ngày sau sạ từ 100-150 kg/ha, thúc đẻ nhánh vào giai đoạn 17 – 20 NSS từ 100-150 kg/ha. Đầu Trâu TE-A2 (17 % N – 4 % P2O5 – 21 % K2O): bón thúc đón đòng và nuôi hạt từ 100-150 kg/ha.

Với đất xám, đất cát pha, đất giữ nước kém nên chia phân bón Đầu Trâu TE-A1 ra từ 2-3 lần bón, mỗi lần từ 70-100 kg/ha vào các thời điểm 7-10 ngày sau sạ, 14-15 ngày sau sạ và 20-22 ngày sau sạ.

Lưu ý: Khi sử dụng phân bón chuyên dùng Đầu Trâu, bà con nông dân không cần sử dụng thêm bất cứ loại phân bón nào khác. Chỉ cần điều chỉnh lượng phân bón lót (Đầu Trâu BiO Canxi, Đầu Trâu mặn phèn) theo độ chua và độ mặn của đất và Đầu Trâu NPK chuyên dùng (Đầu Trâu TE A1 và Đầu Trâu TE A2) theo loại đất, tiềm năng năng suất của giống và tình trạng sinh trưởng của lúa.

Xem thêm
Những cánh đồng không virus ở xứ sở ngàn hoa

Nỗi ám ảnh về các loại bệnh do virus gây ra trên các vườn hoa, cây ăn trái đã được giải quyết, mang lại những mùa vụ thắng lợi cho nông dân.

Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị về thuế khô dầu đậu tương

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi vừa cùng gửi văn bản nêu những vướng mắc về mã số hàng hóa của mặt hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.