| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp là điểm sáng của Nghệ An trong năm 2022

Thứ Năm 29/12/2022 , 20:07 (GMT+7)

Tốc độ tăng trưởng GRDP lĩnh vực nông, lâm, thủy sản Nghệ An trong năm 2022 vượt xa mức bình quân chung cả nước, đồng thời đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ.

Ông Nguyễn Văn Đệ khẳng định ngành nông nghiệp Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong năm 2022, đồng thời là điểm sáng trong phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Ảnh: Việt Khánh.

Ông Nguyễn Văn Đệ khẳng định ngành nông nghiệp Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong năm 2022, đồng thời là điểm sáng trong phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Ảnh: Việt Khánh.

Ngày 29/12, phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2022, triển khai kế hoạch năm 2023 của ngành NN-PTNT Nghệ An, ông Nguyễn Văn Đệ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Lĩnh vực nông nghiệp trong năm 2022 được xem là điểm sáng trong phát triển kinh tế của tỉnh nhà với tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 4,78 %/ KH là 4,5-5%. Ngành NN-PTNT góp phần ổn định đời sống cho gần 84,5% dân số sống ở nông thôn.

Năm 2022, các chỉ tiêu cơ bản của ngành đều hoàn thành, hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, cơ cấu kinh tế nội ngành chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ GRDP của lĩnh vực nông, lâm, thủy sản tiếp tục giữ được đà tăng trưởng khá, con số 4,78 % vượt xa mức trung bình cả nước (dưới 3,0%), đồng thời dẫn đầu toàn vùng Bắc Trung bộ (Thanh Hóa 3,65%; Hà Tĩnh 0,83%; Quảng Bình 2,54%, Quảng Trị 1,09%, Thừa Thiên Huế -3,26%).

Những mô hình trồng trọt gắn với công nghệ cao là điểm nhấn. Ảnh: Việt Khánh.

Những mô hình trồng trọt gắn với công nghệ cao là điểm nhấn. Ảnh: Việt Khánh.

Tổng sản lượng cây lương thực có hạt của Nghệ An ước đạt 1.209 ngàn tấn; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 282 ngàn tấn, tăng 4,44% so với 2021, sản lượng sữa tươi đạt 285 triệu lít, tăng 14% so với năm 2021; khai thác gỗ đạt hơn 1,628 triệu m3, tăng 8,38% so với 2021, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt trên 270 ngàn tấn...

Lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật tiếp tục chuyển dịch cơ cấu giống, cây trồng phù hợp với điều kiện, tiềm năng của từng vùng; duy trì và phát triển được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào canh tác. Công tác phòng, chống dịch bệnh được triển khai chủ động, quyết liệt, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở và đạt hiệu quả cao, dịch bệnh cơ bản được khống chế kịp thời, tránh lây lan trên diện rộng.

Lĩnh vực chăn nuôi tiếp tục đạt gặt hái được thành công. Ảnh: Việt Khánh.

Lĩnh vực chăn nuôi tiếp tục đạt gặt hái được thành công. Ảnh: Việt Khánh.

Trong lĩnh vực Chăn nuôi, thú y dù gặp nhiều khó khăn do dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục trâu bò, lở mồm long móng và cúm gia cầm phát sinh nhưng ngành đã chủ động đi trước một bước theo tinh thần “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đồng thời tập trung chỉ đạo quyết liệt, quyết xử lý trong diện hẹp nên mọi thứ luôn trong tầm kiểm soát.

Ngoài ra, chăn nuôi cũng chuyển đổi mạnh về hình thức, từ nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang tập trung quy mô lớn. Cùng với đó, các đơn vị, tổ chức, cá thể, doanh nghiệp đã chú trọng cải tiến chất lượng con giống, cơ cấu lại đàn vật nuôi và kỹ thuật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng phù hợp với thị hiếu, thị trường tiêu thụ. Nhờ đó chăn nuôi Nghệ An có bước phát triển toàn diện cả về số lượng tổng đàn cũng như tăng mạnh sản lượng thịt hơi xuất chuồng.

Thủy sản Nghệ An cũng cho thấy quyết tâm cao độ trong nhiệm vụ gỡ thẻ vàng của EC. Ảnh: Việt Khánh. 

Thủy sản Nghệ An cũng cho thấy quyết tâm cao độ trong nhiệm vụ gỡ thẻ vàng của EC. Ảnh: Việt Khánh. 

Thủy sản cũng ghi nhận sự lột xác khá toàn diện với tổng sản lượng đạt 270/KH 250 nghìn tấn. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng 5,22% so với năm 2021. Bên cạnh đó, ngành cũng thực hiện tốt chính sách phát triển thuỷ sản và các quy định về Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), đây là mấu chốt để sớm gỡ “thẻ vàng” của EC.

Dù còn những bất ổn xoay quanh chế độ, chính sách cho người giữ rừng nhưng tựu chung ngành lâm nghiệp Nghệ An vẫn có sự khởi sắc nhất định trong năm 2022. Ảnh: Việt Khánh. 

Dù còn những bất ổn xoay quanh chế độ, chính sách cho người giữ rừng nhưng tựu chung ngành lâm nghiệp Nghệ An vẫn có sự khởi sắc nhất định trong năm 2022. Ảnh: Việt Khánh. 

Tín hiệu tích cực cũng “lan” sang khía cạnh lâm nghiệp, thể hiện rõ qua nhiệm vụ bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, duy trì tỷ lệ che phủ rừng trên 58%, kiểm soát chặt chẽ chuyển mục đích sử dụng rừng (trong năm đã tham mưu 4 Nghị quyết chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; đang tham mưu chính sách cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách); sản lượng gỗ khai thác đạt trên 1,628 triệu m3; làm tốt công tác chi trả Dịch vụ môi trường rừng… các yếu tố nêu trên là nguyên nhân giúp ngành tăng tốc độ tăng trưởng gía trị sản xuất hơn 9% so với năm 2021.

Hội nghị lần này cũng đã vinh danh nhiều cá nhân, tập thể của ngành NN-PTNT Nghệ An đã có thành tích xuất sắc trong thời gian qua. Trong đó, 2 cá nhân (bà Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT; ông Nguyễn Khắc Lâm, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng) được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; 2 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; 1 cá nhân và 1 tập thể được nhận Bằng khen của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh tặng Cờ thi đua cho 3 tập thể...

Bà Võ Thị Nhung và ông Nguyễn Khắc Lâm (ngoài cùng bên phải) vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Ảnh: Việt Khánh.

Bà Võ Thị Nhung và ông Nguyễn Khắc Lâm (ngoài cùng bên phải) vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Ảnh: Việt Khánh.

Trong khi đó, quá trình thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu, tạo sức lan tỏa lớn. Năm 2022, toàn tỉnh có 10/10 xã đạt chuẩn, 22/20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 4/4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 2 huyện đạt chuẩn NTM (Đô Lương, Diễn Châu)…

Ở chiều hướng ngược lại, ngành NN-PTNT Nghệ An còn tồn tại một số vấn đề, hạn chế như: Một số chỉ tiêu về sản xuất như ngô vụ Đông, mía, lạc... chưa đạt kế hoạch; việc nhân rộng và phát triển các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; quá trình tích tụ ruộng đất để tổ chức sản xuất quy mô lớn, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa đạt kết quả như kỳ vọng; Tốc độ triển khai Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn chậm; chế độ, chính sách cho lực lượng bảo vệ rừng chưa đầy đủ…

Ông Phùng Thành Vinh, Giám đốc Sở NN-PTNT khẳng định Sở NN-PTNT sẽ có trách nhiệm để cùng nỗ lực tháo gỡ các nút thắt của ngành. Ảnh: Việt Khánh.

Ông Phùng Thành Vinh, Giám đốc Sở NN-PTNT khẳng định Sở NN-PTNT sẽ có trách nhiệm để cùng nỗ lực tháo gỡ các nút thắt của ngành. Ảnh: Việt Khánh.

Tiếp nhận nội dung kiến nghị xoay quanh những hạn chế của ngành, ông Phùng Thành Vinh, Giám đốc Sở NN-PTNT khẳng định sẽ tiếp thu đầy đủ và đưa vào kết luận của Hội nghị. Phần nào thuộc Chính phủ, Bộ ngành Trung ương, địa phương, Sở sẽ có trách nhiệm tổng hợp và thực hiện các bước theo đúng trình tự, kỳ vọng sẽ sớm tháo gỡ được những nút thắt tồn tại bấy lâu.

Theo ông Nguyễn Văn Đệ, thực tiễn năm 2023 đang đặt ra cho ngành NN-PTNT những cơ hội đan xen thách thức. Là năm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng các cấp nên áp lực đặt ra rất lớn, để thực hiện thắng lợi đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm của toàn ngành, sự hỗ trợ, phối hợp đắc lực của các ngành, các cấp, các địa phương, đặc biệt sự chung sức, vượt khó, sáng tạo của doanh nghiệp và bà con nông dân trên địa bàn tỉnh.

Nhận định năm 2023 sẽ đối diện với muôn vàn khó khăn, thách thức nhưng ngành NN-PTNT Nghệ An đủ tự tin để tiếp tục duy trì đà thắng lợi. Ảnh: Việt Khánh. 

Nhận định năm 2023 sẽ đối diện với muôn vàn khó khăn, thách thức nhưng ngành NN-PTNT Nghệ An đủ tự tin để tiếp tục duy trì đà thắng lợi. Ảnh: Việt Khánh. 

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm