| Hotline: 0983.970.780

Chi cục trồng trọt và BVTV Nghệ An ghi dấu ấn

Thứ Ba 13/12/2022 , 14:06 (GMT+7)

Tiếp đà thắng lợi, ngành nông nghiệp Nghệ An lại thu về thành quả mỹ mãn trong năm 2022 đầy biến động. Vai trò của Chi cục trồng trọt và BVTV thực sự rõ nét.

IMG_5623

Để nông dân Nghệ An hưởng trọn niềm vui có vai trò rất lớn của Chi cục trồng trọt và BVTV. Ảnh: Quý An. 

Ngành nông nghiệp Nghệ An gặp muôn vàn trắc trở trong năm 2022 do thời tiết cực đoan, mưa lụt triền miền, giá cả vật tư đầu vào tăng cao, sâu bệnh hại cây trồng diễn biến phức tạp...

Giữa bộn bề khốn khó nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của UBND tỉnh, trực tiếp là Sở NN-PTNT, sự ủng hộ của các ban ngành, chính quyền các cấp thành quả thu về vẫn hết sức mỹ mãn.

Trong bức tranh tổng quan chung bật lên vai trò đậm nét của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) Nghệ An, cánh tay nối dài của ngành nông nghiệp tỉnh này. Năm qua đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, tham mưu có hiệu quả theo đúng chức năng nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch, đề án được giao, qua đó góp phần vào thắng lợi chung cho công tác sản xuất nông nghiệp nói riêng cũng như phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

Chi cục đã tham mưu Sở NN-PTNT ban hành 3 Đề án sản xuất trồng trọt, 7 phương án phòng trừ dịch hại (3 phương án trên cây nông nghiệp; 1 phương án trên cây trồng lâm nghiệp; 1 phương án kiểm tra đánh giá kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau, củ, quả; 2 phương án về xây dựng hệ thống bể thu gom bao bì vỏ chai thuốc BVTV tại 2 huyện Yên Thành và Đô Lương); tham mưu cho Sở trình UBND tỉnh ban hành 11 công điện về việc tập trung chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ xuân 2022…

Chi cục cũng thu được nhiều kết quả tích cực xoay quanh công tác chuyển giao tiến bộ KHKT khi tổ chức tập huấn, ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật xây dựng 1 mô hình sản xuất cam đảm bảo các điều kiện vệ sinh ATTP; triển khai 14 lớp tập huấn cho 420 hộ nông dân, hiệu quả kinh tế trên đồng ruộng tăng bình quân 3.000.000 - 7.500.000 đồng/ha so với sản xuất theo phương thức truyền thống; tổ chức 4 lớp huấn luyện về IPM trên cây lúa cho 120 nông dân, 20 lớp về phương pháp điều tra phát hiện dự tính dự báo và phòng trừ dịch hại cho 600 lượt cán bộ cơ sở; tập huấn cho 700 nông dân về sử dụng an toàn hiệu quả thuốc BVTV…

Trong xu thế “Nông nghiệp 4.0”, phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch bền vững là mục tiêu, nhiệm vụ mà toàn ngành hướng đến. Phương án “xây dựng hệ thống bể thu gom xử lý bao bì, vỏ chai thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) sau khi sử dụng ngoài đồng ruộng, tuyên truyền cho người dân về tác hại của tồn dư thuốc BVTV tới con người và cộng đồng tại huyện Yên Thành năm 2022” của Chi cục Trồng trọt và BVTV Nghệ An càng thể hiện rõ chủ trương đó.

051f15820c0def262e89417fc2460d90

Tham mưu kịp thời của Chi cục Trồng trọt và BVTV giúp công tác quản lý, giám sát tồn dư BVTV trên cây trồng của Nghệ An có nhiều chuyển biến. Ảnh: Quý An.  

Theo Cục Bảo vệ thực vật, tình trạng sử dụng hóa chất thuốc BVTV ngày càng tràn lan và khó kiểm soát. Tính từ năm 2000 đến nay, mỗi năm nước ta sử dụng từ 35.000-100.000 tấn hóa chất BVTV, trong đó lượng bao bì vỏ chai thuốc BVTV chiếm từ 10-15% tổng trọng lượng thuốc thương phẩm.

Riêng tại Nghệ An, hàng năm gieo trồng trên 300.000 ha cây trồng các loại, tiêu thụ từ 300 - 400 tấn thuốc BVTV, thải ra đồng ruộng từ 25-30 tấn bao bì vỏ chai thuốc BVTV, kéo theo nguy cơ tiềm tàng làm mất ATVSTP, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và môi trường cộng đồng…

Xuất phát từ thực tiễn trên, phương án của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Nghệ An được kỳ vọng sẽ giải quyết, xử lý hiệu quả các vấn đề tồn đọng. Chương trình áp dụng tại 12 xã thuộc huyện Yên Thành, trên cơ sở đó sẽ xây dựng 1.112 bể thu gom xử lý bao bì, vỏ chai thuốc BVTV sau khi sử dụng, tướng ứng 1.112 vị trí ngoài đồng ruộng.

Tín hiệu bước đầu rất tốt, nhưng để chương trình lan tỏa sâu rộng hơn nữa, bên cạnh sự nhập cuộc của cơ quan chuyên môn, đòi hỏi vai trò rõ nét của chính quyền địa phương, trên hết là trách nhiệm của người nông dân.

Kế hoạch năm 2023, Chi cục sẽ chủ động thực hiện Đề án sản xuất hàng vụ để tham mưu kịp thời cho Sở NN-PTNT. Quá trình thực hiện, phối hợp chặt chẽ với các địa phương chỉ đạo sản xuất các vụ xuân, vụ hè thu – mùa, vụ đông với phương châm an toàn, hiệu quả…

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.