| Hotline: 0983.970.780

Nông thôn Bắc Giang đổi thay từng ngày

Thứ Tư 28/10/2020 , 08:45 (GMT+7)

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, góp sức của người dân, bộ mặt nông thôn tỉnh Bắc Giang đã khoác lên mình "chiếc áo mới".

Khởi sắc toàn diện

Sau 10 năm triển khai thực hiện với sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, cùng với việc ban hành cơ chế chính sách đúng với tâm tư, nguyện vọng của người dân nên đã huy động sự tham gia hưởng ứng tích cực của người dân. Kết quả là Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đạt khá toàn diện, hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 trước hai năm, là tỉnh đứng tốp đầu ở miền núi phía Bắc.

Công tác giao kế hoạch vốn được quan tâm chỉ đạo, các nguồn vốn được giao ngay từ đầu năm kế hoạch đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình. Tổng nguồn vốn dự kiến huy động xây dựng nông thôn mới năm 2020 khoảng 1.227 tỷ đồng. Trong đó, đóng góp từ người dân 140.328 triệu đồng (chưa bao gồm hiến đất, ngày công lao động, phá dỡ tường rào quy đổi...).

Đến hết tháng 7/2020, toàn tỉnh có 112/184 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 60,9%; dự kiến hết năm 2020 có 124 xã đạt chuẩn. Trong đó, bình quân mỗi xã đạt 16 tiêu chí, dự kiến hết năm 2020 đạt 16,2 tiêu chí/xã. Và hết năm 2020, Bắc Giang sẽ có 7 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã NTM kiểu mẫu.

Việt Yên- huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Bắc Giang.

Việt Yên- huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Bắc Giang.

Cùng đó, tỉnh đã có 03 huyện là Việt Yên, Lạng Giang, Tân Yên đạt chuẩn NTM. Giai đoạn 2021-2025, Bắc Giang phấn đấu có thêm Yên Dũng, Hiệp Hòa và Lục Nam đạt chuẩn. Trong đó, huyện Yên Dũng, Hiệp Hòa phấn đấu đạt chuẩn ngay trong năm 2021.  Đến nay, Yên Dũng đã có 10/16 xã đạt chuẩn và đạt 6/9 tiêu chí huyện NTM. Còn với Hiệp Hòa, huyện đã có 16/24 xã đạt chuẩn và đạt 7/9 tiêu chí huyện nông thôn mới.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang, đến hết năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt 38 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 5,01%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 99%; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch đạt 76,3%; tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn nông thôn đạt 76,5%.

Dự kiến hết năm 2020, tỉnh phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 3,5%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 99%; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch đạt 77,3%; tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn nông thôn đạt 88%.

Công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt được quan tâm, xác định rõ hướng xử lý theo hình thức đốt thông qua việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 27/02/2020 về việc huy động toàn dân tập trung thu gom, xử lý triệt để rác thải ra môi trường.

HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 9/7/2020 về quy định hỗ trợ ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng các lò đốt rác và hoạt động xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2020-2025.

Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục của tỉnh được duy trì trong tốp dẫn đầu cả nước (xếp thứ 10 toàn quốc về số lượng giải thi học sinh giỏi).

Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng nhìn chung tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2020 của tỉnh Bắc Giang có nhiều tích cực, cao hơn gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được các địa phương quan tâm. Xây dựng nông thôn mới được xác định thành mục tiêu cụ thể trong báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025.

Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang cho biết, trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh luôn lấy phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững theo chiều sâu làm gốc.

Theo đó, tỉnh tiếp tục đẩy nhanh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ và an toàn sinh học; tập trung khai thác hiệu quả diện tích đã thực hiện dồn điền, đổi thửa và nhân rộng cánh đồng mẫu tại các địa phương, chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ.

Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xác định đây là yếu tố then chốt, động lực chính cho tăng trưởng, nâng cao giá trị gia tăng, từng bước hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì phát triển cây ăn quả đã trở thành một hướng đi, cách làm giàu của nông dân tại nhiều huyện trung du, miền núi của tỉnh Bắc Giang.

Trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì phát triển cây ăn quả đã trở thành một hướng đi, cách làm giàu của nông dân tại nhiều huyện trung du, miền núi của tỉnh Bắc Giang.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang, đến nay tỉnh đã triển khai 53 mô hình ứng dụng công nghệ cao theo Nghị quyết số 46/2016/NQ-HĐND ngày 8/12/2016 của HĐND tỉnh; thực hiện 12 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, 12 sản phẩm hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, tem nhãn, bao bì sản phẩm truy xuất nguồn gốc; 04 kế hoạch hỗ trợ liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; 03 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Doanh thu từ cây vải thiều và các dịch vụ phụ trợ đạt 6.900 tỷ đồng; đàn lợn dần hồi phục sau dịch đã góp phần vào giá trị sản xuất ngành nông nghiệp gia tăng thêm 3,8% so với cùng kỳ. Hỗ trợ đầu tư hạ tầng (nhà sơ chế đóng gói, bảo quản, kho lạnh, hệ thống điện, đường giao thông, kênh mương) cho 42 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bắc Giang năm 2020; kế hoạch tổ chức đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang năm 2020.

Cùng với đó, thành lập Hội đồng và Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp tỉnh năm 2020; ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2020.

Cũng theo ông Tùng, công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, kết nối cung - cầu tiêu thụ sản phẩm OCOP được đẩy mạnh, như hỗ trợ các HTX có sản phẩm được công nhận OCOP, sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng tham gia sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc tại Hà Nội.

Sở NN- PTNT đã phối hợp với Sở Công Thương và UBND các huyện, thành phố lựa chọn 05 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các huyện Việt Yên, Yên Thế, Lục Nam và thành phố Bắc Giang.

Nhiệm kỳ vừa qua, ngành nông nghiệp Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, gia tăng thu nhập cho nông dân, giúp hoàn thành tiêu chí thu nhập, góp phần xây dựng thành công nông thôn mới.

Nhiệm kỳ vừa qua, ngành nông nghiệp Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, gia tăng thu nhập cho nông dân, giúp hoàn thành tiêu chí thu nhập, góp phần xây dựng thành công nông thôn mới.

Theo thống kê của Sở NN-PTNT, đến hết năm 2019, Bắc Giang đã có 46 sản phẩm được đánh giá, xếp hạng đạt sao OCOP theo Quyết định số 1010/QĐ-UBND ngày 26/12/2019 của UBND tỉnh Bắc Giang. Trong đó có 15 sản phẩm đạt 4 sao và 31 sản phẩm đạt 3 sao.

Năm 2020, dự kiến tỉnh sẽ có thêm tối thiểu 32 sản phẩm được công nhận OCOP; lũy kế hết năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 80 sản phẩm OCOP. Toàn tỉnh có 150 sản phẩm (113 sản phẩm nhóm thực phẩm; 27 sản phẩm nhóm đồ uống; 2 sản phẩm nhóm nội thất, trang trí và 8 sản phẩm nhóm thảo dược) của 80 chủ thể sản xuất tham gia chu trình OCOP gồm 57 hợp tác xã, 10 doanh nghiệp và 13 hộ gia đình.

Đến nay, Bắc Giang đã và đang thực hiện cứng hóa 125km đường giao thông nông thôn; cứng hóa 25,6km kênh mương nội đồng; xây mới, cải tạo 95 công trình nhà văn hóa xã, thôn, 30 công trình thể thao xã, thôn; 60 điểm thu gom rác thải, 75 nghĩa trang nhân dân thôn.

Tỉnh cũng đã có 125 phòng học các cấp, xây dựng 03 công trình nước sạch, cải tạo nâng cấp 4 công trình nước sạch.... góp phần nâng cao số xã hoàn thành tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội.

 

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.