| Hotline: 0983.970.780

NPK Văn Điển khắc phục nhãn, vải ra quả cách năm

Thứ Tư 21/04/2021 , 18:15 (GMT+7)

Lựa chọn phân đa yếu tố NPK Văn Điển giúp cây nhãn, vải khắc phục được hiện tượng ra quả cách năm, đảm bảo hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng nông sản.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây rau màu và cây ăn trái giúp hạn chế và khắc phục hiện tượng ra quả cách năm của nhãn, vải. Video: VADFCO.

Ảnh hưởng bởi thời tiết 4 mùa

Khí hậu miền bắc thuộc dạng hình pha trộn giữa khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, thời tiết phân mùa rõ rệt: Mùa xuân ấm ẩm, mưa dầm, mùa hè, mùa thu nắng lắm, mưa nhiều, thậm chí còn nhiều bão gió, mùa đông thường rét và khô.

Thích ứng với điều kiện tự nhiên nên cây ăn quả ở phía Bắc rất đa dạng về giống và chủng loại. Tuy nhiên, xét về chu kỳ thay lá mà phân ra nhóm rụng lá hàng năm và nhóm lá xanh quanh năm. Nhóm cây lá xanh quanh năm là những cây đa dụng, vừa ăn quả, vừa bóng mát vừa cảnh quan.

Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, cây xanh lấy năng lượng mặt trời tổng hợp thành chất hữu cơ tạo năng suất cây trồng. Khi thiếu nắng hoặc thời tiết rét, khô, cây không quang hợp được nhưng vẫn phải hô hấp để duy trì sự sống nên tiêu tốn chất hữu cơ. Đây gọi là hiện tượng lãng phí dinh dưỡng của nhóm cây lá xanh quanh năm. Vì vậy, nhóm này thường có hiện tượng ra quả cách năm.

Nhãn là cây ra quả cách năm rất điển hình, có thể cách năm từng cành, có thể cách năm toàn cây. Để khắc phục hiện tượng trên và điều chỉnh ra hoa cho cây nhãn khá khó khăn, phần nhiều tác động bằng những yếu tố ngoại cảnh vào thời kỳ trước ra hoa. Nếu mùa đông khô rét nhiều, cây cằn cỗi thuận cho phân hóa mầm hoa. Ngược lại, nếu mùa đông ấm, ẩm hoặc cây xanh tốt sẽ hạn chế hoặc kìm hãm ra hoa.

Xét về vị trí ra hoa, quả có nhóm ra hoa nách lá, nhóm ra quả đầu cành. Nhóm cây ra quả đầu cành như nhãn, vải… cành ra từ mùa thu năm trước là cành mẹ mang quả năm sau. Nếu cành khỏe và bánh tẻ vào mùa xuân tới, hoa sẽ nở trên đầu cành. Nếu mùa đông đã ra chồi lá thì mùa xuân không ra hoa.

Do vậy, để mùa xuân tới cây nhãn ra được nhiều hoa trước hết phải chuẩn bị được nhiều cành mùa thu năm trước, cành đủ tuổi và sung sức. Do vậy, ngoài yếu tố thời tiết việc chăm sóc cây nhãn, vải đặc biệt giai đoạn sau thu hoạch có vai trò rất quan trọng.

Vai trò của chăm sóc và cung cấp đầy đủ, cân đối dinh dưỡng đóng vai trò quyết định đến thành công của các nhà vườn trồng vải, nhãn. Ảnh: TL.

Vai trò của chăm sóc và cung cấp đầy đủ, cân đối dinh dưỡng đóng vai trò quyết định đến thành công của các nhà vườn trồng vải, nhãn. Ảnh: TL.

Vai trò các chất dinh dưỡng với cây nhãn, vải

Nhìn tổng quan về chế độ dinh dưỡng cho thấy, cây nhãn, vải có nhu cầu lớn đối với NPK và các chất trung, vi lượng giúp cho cây đủ sức nuôi cành và nuôi quả. Phân tích khoa học trên các vườn nhãn có độ tuổi khác nhau cho thấy: cứ 100kg quả tươi được thu hoạch cần trả lại cho đất 2kg N + 1kg P­2O5 + 2kg K2O (tương đương với 4,2kg Ure + 5,5kg Supe lân + 4kg Kali Clorua). Chưa kể các dinh dưỡng trung vi lượng khác.

Đạm: Là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cây nhãn, đạm giúp cho cây sinh  trưởng phát triển, tăng khả năng phân cành, chủ yếu là các đợt lộc trong năm. Ngoài ra, đạm có vai trò quan trọng trong việc phục hồi cây sau thu hoạch.

Lân: Thúc đẩy một phần quá trình quang hợp, giúp cho hệ rễ phát triển, tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nuôi cây, hình thành mầm hoa và sức sống hạt phấn giúp quá trình đậu quả sau này.

Kali: Giúp cho cây sinh trưởng phát triển, vận chuyển các chất, tăng khả năng chống rét và tích lũy đường. Ngoài ra, kali còn có vai trò giảm bớt tỷ lệ rụng hoa, rụng quả do ngăn cản sự hình thành tầng rời.

Thực tiễn sản xuất nhiều năm qua cho thấy: Nếu chỉ cung cấp cho nhãn 3 chất đa lượng NPK là chưa đủ, năng suất chưa ổn định, chất lượng quả kém, vỏ quả mỏng, vận chuyển, bảo quản nhanh hư thối, sức đề kháng sâu bệnh kém. Khi nhãn được bón cân đối, đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng chúng sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh hại, tỷ lệ đậu quả cao, năng suất ổn định, chất lượng quả tốt.

Canxi (vôi): Khi được cây nhãn hấp thụ, trước hết, Ca chiếm phần lớn trong cấu tạo vách tế bào cây trồng giống như cấu trúc xương ở động vật. Vôi còn đóng vai trò như một chất giải độc bằng cách trung hoà axít hữu cơ trong cây, đồng thời có tác dụng khử chua môi trường đất, nâng cao độ pH phù hợp yêu cầu của cây nhãn là pH 6-7 (đất trồng nhãn hiện nay đa phần có độ pH thấp từ 4,5 - 5,5). Đặc biệt, Ca kết hợp với chất peptin làm tăng độ đàn hồi vỏ quả nhãn, giúp hạn chế hiện tượng nứt quả trong điều kiện môi trường bất thuận hoặc chế độ nước và dinh dưỡng thát thường.

Ma nhê (MgO): giúp cho việc tăng cường diệp lục, điều chỉnh màu sắc, tăng độ dầy phiến lá, tăng tuổi thọ cho lá nâng cao hiệu suất quang hợp, làm cho năng suất của nhãn, vải cao và ổn định hơn. MgO còn tham gia cấu tạo một số Enzim tổng hợp các hợp chất hữu cơ giúp tăng hương vị và chất lượng nông sản.

Silic (Si): Làm vách tế bào dày, cứng và đàn hồi hơn. Si có ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác và còn làm cho đất tơi xốp thông thoáng, đặc biệt, những vùng đất thịt nặng giúp cho hoạt động của hệ vi sinh vật phân giải hữu cơ trong đất, nhờ đó cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, tăng sức đề kháng sâu bệnh cũng như những điều kiện bất lợi của môi trường.

Các chất vi lượng: Bao gồm đồng (Cu), kẽm (Zn), Bo (B), mô líp đen (Mo), …. cũng rất quan trọng giúp cây nhãn hình thành các men để tổng hợp vitamin, muối khoáng hòa tan và tổng hợp đường trong quả…. Do vậy, việc chọn phân bón và kỹ thuật bón phân ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng quả và hiệu quả lao động của nhà vườn.

Trong các loại phân bón hiện nay, ngoài phân hữu cơ ra chỉ có phân lân nung chảy Văn Điển đáp ứng được nhu cầu trên cho cây nhãn, vải. Dinh dưỡng dễ tiêu trong phân lân nung chảy Văn Điển có: P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34% và nhiều chất vi lượng khác như Fe, Mn, Cu, Zn, Bo, Mo….  Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng N,P,K , các chất trung lượng Ca, Mg, Si và các chất vi lượng như:  Bo, Mo, Mn, Zn, Cu, Co... mà các loại phân bón khác không có, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cây nhãn, vải trên nhiều chân đất, trong từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng cho cây nhãn, vải đậu quả tỉ lệ cao, chất lượng tốt. Ảnh: TL.

Phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng cho cây nhãn, vải đậu quả tỉ lệ cao, chất lượng tốt. Ảnh: TL.

Chăm sóc nhãn, vải sau thu hoạch.

Từ kết quả nghiên cứu của các chuyên gia nông nghiệp, sau khi thu hoạch quả rễ là bộ phận bị mất lực nhiều nhất rồi đến lá, cành. Do vậy, đồng thời với việc bấm cành tỉa tán cây, việc chăm sóc phục hồi bộ rễ cũng quan trọng không kém. Lân và các dinh dưỡng trung, vi lượng là nhu cầu lớn nhất trong giai đoạn này.

Phân lân nung chảy Văn Điển và các loại phân bón đa yếu tố NPK 5.10.3 hoặc 6:12:3, 10:7:3, 10:12:5,... rất tốt cho cây nhãn, vải trên nhiều chân đất, đặc biệt chăm bón vùi sâu cùng phân lân nung chảy Văn Điển cho cây nhãn, vải giai đoạn sau thu quả.

Thường vào khoảng tháng 7- 9 hàng năm, sau khi thu quả tiến hành đốn tỉa các cành vượt, cành sâu bệnh, cành gầm tán, cành ốm yếu… đồng thời cuốc rạch xung quanh tán cây rồi bón phân cho cây. Lượng phân bón cho mỗi gốc khoảng 5 - 10kg phân hữu cơ ủ mục, kết hợp bón 5 - 7kg phân lân nung chảy Văn Điển, cộng thêm khoảng 3-5kg đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón vùi sâu như công thức NPK 6:12:3, 10:7:3,... nhằm cung cấp chất lân và các chất dinh dưỡng trung, vi lượng.

Việc bón này vừa để dự trữ và tích lũy dinh dưỡng cho vụ sau, vừa để bù đắp phần dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng thân lá và nuôi quả vừa qua. Trộn đều phân với đất rải xuống rãnh và vun kín 2/3 rãnh, tủ cỏ, rác giữ ấm gốc cây. Sau khoảng 7-10 ngày cây bắt đầu bật lứa lộc mùa thu.

Một số sản phẩm phân bón Văn Điển chuyên dùng cho cây nhãn, vải. Ảnh: Vandienfmp.vn.

Một số sản phẩm phân bón Văn Điển chuyên dùng cho cây nhãn, vải. Ảnh: Vandienfmp.vn.

Tuy nhãn thuộc nhóm “ra quả đầu cành” và hoa nở mùa xuân (ở các tỉnh phía Bắc), nhưng cành mang quả (cành mẹ) lại phải là cành mùa thu và đang ở tuổi trung niên (bánh tẻ). Do vậy, để tránh ra quả cách năm cần sử lý tốt 2 bước sau:

Thu hoạch nhãn: Nên dùng kéo cắt sát chân cuống quả, vừa tạo vết thương chóng liền, vừa giữ được trên cành nhiều mắt mầm. Sau làm cỏ nhãn bón phân hữu cơ ủ mục + lân nung chảy Văn Điển + phân đa yếu tố NPK Văn Điển. Nên tạo rãnh phía ngoài hình chiếu tán lá, bón phân, lấp đất nông 2/3 rãnh rồi phủ rác giữ ẩm. Không tưới nước trong suốt những tháng mùa khô, tìm mọi giải pháp dể kìm hãm lứa lộc đông. Sau lập xuân, khi xuất hiện nụ mới được bón phân thúc và tưới ẩm thúc hoa

Bón thúc nuôi quả: Bón nuôi quả, nuôi cành bằng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển 13:3:10, 12:8:12, 12:7:20, 15:5:20…

Bón vào khoảng tháng 4 hoặc đầu tháng 5 nhằm bổ sung dinh dưỡng giai đoạn đầu nuôi quả. Lần bón này chỉ bón cho mỗi gốc 1,5 - 2,0kg đa yếu tố NPK Văn Điển 12:8:12 hoặc 13:3:10.

Vào khoảng cuối tháng 6, đầu tháng 7 khi quả nhãn bắt đầu hình thành cùi, bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển giàu kali nhằm bổ sung dinh dưỡng nuôi quả và tăng chất lượng quả. Ở lần bón này nên bón mỗi gốc 2,0 - 2,5kg đa yếu tố NPK Văn Điển 12:7:20.

Cách bón: Có thể bón phân xuống rạch rồi lấp phân, tưới nước hoặc bón phân khi đất ẩm (sau các trận mưa). Rải đều phân trên mặt đất theo hình chiếu của tán cây. Nếu đất khô, có thể hòa tan phân bón trong nước sau đó tưới trên bề mặt đất xung quanh gốc gầm tán cây, cuối cùng dùng chất rác tủ nhằm giữ ẩm cho nhãn.

Nên tưới vào chiều mát để tránh sốc nhiệt và giảm nhẹ sự thay đổi đột ngột về ẩm độ đất sẽ hạn chế phần nào hiện tượng nứt vỏ quả nhãn, vải. Ảnh: TL.

Nên tưới vào chiều mát để tránh sốc nhiệt và giảm nhẹ sự thay đổi đột ngột về ẩm độ đất sẽ hạn chế phần nào hiện tượng nứt vỏ quả nhãn, vải. Ảnh: TL.

Theo kinh nghiệm, quả nhãn có 3 bước chín còn gọi là 3 nước:

Nước 1: Khi cùi đã dày, nhưng vỏ cứng, hạt to màu nâu.

Nước 2: Hạt nhỏ hơn và đã chuyển sang màu nâu thẫm, vỏ còn dày, cứng và còn chưa nhẵn. Lúc này cùi đã dày hơn và lồng đè lên nhau 1 phần. Cuối nước 2 nhãn đã ngọt nhưng chưa thơm.

Nước 3: Vỏ quả mỏng, nhẵn, hạt nhỏ lại và đen bóng, cùi dày nhất và thơm, ngon nhất. Tùy giống nhãn mà nước 3 có thể kéo dài 7-10 ngày hoặc trên 20 ngày. Sau nước 3, chất lượng quả giảm dần. Tốt nhất, thu hoạch nhãn vào cuối nước 3.

Cây nhãn, vải được bón phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển giúp cây phát triển cân đối, tỷ lệ đậu quả cao, đặc biệt trong những năm thời tiết bất thuận, quả lớn đồng đều, ít rụng quả non, quả chín tập trung, vỏ quả màu sáng, không có hiện tượng nứt quả, chất lượng quả được nâng cao, vừa đảm bảo hiệu qủa kinh tế, nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn cho bà con nông dân, đồng thời cải tạo và bồi dục tầng đất canh tác, góp phần xây dựng nền canh tác nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Xem thêm
Thuốc trừ sâu, trừ nhện King Spider 93SC

King Spider 93 SC là hỗn  hợp của hoạt chất: Spirodiclofen 75 g/kg + Emamectin benzoate 18g/kg, là thuốc trừ sâu ăn lá và chích hút đặc biệt rất công hiệu trừ nhện các loại.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm