| Hotline: 0983.970.780

Nuôi bồ câu Pháp bằng thảo dược, lợi nhuận tiền tỷ mỗi năm

Thứ Tư 15/11/2023 , 06:37 (GMT+7)

Anh Nguyễn Ngọc Thảnh, xã Bình Lãng (Tứ Kỳ, Hải Dương) thành công với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp thảo dược, lợi nhuận trên 1 tỷ đồng/năm. 

Anh Nguyễn Ngọc Thảnh (1983) ở thôn Đông Phong, xã Bình Lãng (Tứ Kỳ, Hải Dương) cho biết, quy trình chăn nuôi chim bồ câu Pháp thảo dược theo hướng hữu cơ hết sức chặt chẽ, công phu. Ảnh: Hồng Thắm.

Anh Nguyễn Ngọc Thảnh (1983) ở thôn Đông Phong, xã Bình Lãng (Tứ Kỳ, Hải Dương) cho biết, quy trình chăn nuôi chim bồ câu Pháp thảo dược theo hướng hữu cơ hết sức chặt chẽ, công phu. Ảnh: Hồng Thắm.

Thăm trang trại nuôi chim bồ câu Pháp thảo dược theo hướng hữu cơ của anh Nguyễn Ngọc Thảnh, thôn Đông Phong, xã Bình Lãng trong không gian chăn nuôi sạch sẽ, thoáng đãng, đặc biệt không có mùi hôi.

Do nhu cầu phát triển kinh tế của gia đình, từ nguồn vốn tích góp cộng với vay mượn ngân hàng, người thân, năm 2015 anh Thảnh đầu tư xây dựng trang trại nuôi bồ câu Pháp thảo dược theo hướng hữu cơ với chi phí 1 tỷ đồng. Hiện, trang trại của anh đang nuôi 2.600 cặp chim bồ câu bố mẹ, mỗi tháng cung cấp ra thị trường 3.800 - 4.200 con chim thương phẩm.

Anh Thảnh cho biết: “Bồ câu Pháp là giống dễ nuôi, ít bệnh tật và trọng lượng lớn nên cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, quy trình chăn nuôi chim bồ câu Pháp thảo dược theo hướng hữu cơ chặt chẽ, công phu từ nguồn thực phẩm, nước uống cho đến nhiệt độ chuồng…”.

Khu chuồng để nuôi chim bồ câu Pháp thảo dược của anh Thảnh được thiết kế quy mô và khoa học. Chuồng nuôi thông thoáng, có máng ăn, máng uống, đủ ánh sáng, mái che và thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. 

Để đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho chuồng trại, anh Thảnh không sử dụng điều hòa trong chuồng kín như nuôi một số loại gia cầm ngắn ngày mà bố trí máy cảm biến tự động vận hành tải nước trên mái chuồng để làm mát khi cần thiết, cửa chuồng được thiết kế tận dụng được không khí tự nhiên tạo điều kiện cho vật nuôi thích nghi tốt với môi trường.

Khu chuồng trại để nuôi chim bồ câu Pháp thảo dược của anh Thảnh được thiết kế khá quy mô, khoa học và ấn tượng nhất là không có mùi hôi. Ảnh: Hồng Thắm.

Khu chuồng trại để nuôi chim bồ câu Pháp thảo dược của anh Thảnh được thiết kế khá quy mô, khoa học và ấn tượng nhất là không có mùi hôi. Ảnh: Hồng Thắm.

Nguồn nước uống cho chim cũng được anh Thảnh chú trọng. Nước được dẫn từ ao vào bể chứa cho chế phẩm sinh học và thả thủy sinh để xử lý, sau đó lọc thô bằng than hoạt tính và đá thạch anh, đưa lên bồn chứa lọc tinh rồi mới cho chim uống.

Đặc biệt, nguồn thức ăn được gia đình anh chủ động sản xuất từ các thành phần như đậu tương, ngô, mạch, gạo, thóc và bổ sung 10 loại thảo dược như đinh lăng, hoàn ngọc, quế, thảo quả, cà gai, đế nấm đông trùng hạ thảo...

Anh Thảnh chia sẻ: “Là một trong những người đi đầu về nuôi chim bồ câu Pháp thảo dược theo hướng hữu cơ, thời gian đầu gia đình tôi cũng gặp không ít khó khăn, nhất là việc chăm sóc chim bồ câu mà không sử dùng kháng sinh, chỉ cho ăn cám thảo dược nhưng vẫn phải đảm bảo chim phát triển”.

Chim bồ câu Pháp được nuôi bằng cám thảo dược nên ít bệnh, cho thịt thơm ngon, được thị trường ưa chuộng. Ảnh: Hồng Thắm.

Chim bồ câu Pháp được nuôi bằng cám thảo dược nên ít bệnh, cho thịt thơm ngon, được thị trường ưa chuộng. Ảnh: Hồng Thắm.

“Chim bồ câu Pháp được nuôi bằng cám thảo dược ít bệnh, không phải sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, giảm mùi hôi trong trang trại. Đồng thời, chất lượng thịt thơm ngon khác biệt hoàn toàn so với cách chăn nuôi theo truyền thống”, anh Thảnh khẳng định.

Nhờ áp dụng bí quyết chăn nuôi bằng thức ăn thảo dược và quy trình chăn nuôi an toàn nghiêm ngặt nên sản phẩm chim bồ câu Pháp của gia đình anh Thảnh đã được Công ty BB GreenFood (xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ) bao tiêu sản phẩm.

Hiện, giá bồ câu non xuất trại trung bình 80.000-85.000 đồng/con, giá bán ra thị trường 105.000 đồng/con, lợi nhuận của trại nuôi đạt 25-30%, tương đương hơn 1 tỷ đồng/năm.

Bà Vũ Thị Hà, Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) cho biết: "Mô hình nuôi chim bồ câu thảo dược theo hướng hữu cơ tại địa phương, giống vẫn là chim bồ câu Pháp nhưng điểm khác là cho ăn hoàn toàn bằng các loại ngũ cốc tự nhiên kết hợp các loại thảo dược, không sử dụng kháng sinh..., từ đó đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, thịt thơm ngon. Hiện, chim bồ câu Pháp thảo dược được tiêu thụ tốt tại nhiều thị trường, đặc biệt tại các tỉnh lân cận Hải Dương và Hà Nội".

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm