| Hotline: 0983.970.780

Nuôi le le chỉ ăn cỏ và lúa cho thu nhập khủng vài trăm triệu đồng

Thứ Bảy 25/02/2023 , 08:00 (GMT+7)

An Giang Nói đến mô hình nuôi le le thành công đầu tiên ở miền Tây, nhiều người nhắc ngay đến anh Sa Lê, dân tộc Chăm, ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (An Giang).

Anh Sa Lê dân tộc Chăm, ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (An Giang) đã có gần 10 năm kinh nghiệm gắn bó với le le. Hiện tại, anh đang sở hữu 700 con le le trưởng thành, khoảng 2 tháng nữa, chúng bắt đầu đẻ trứng.

Anh Sa Lê dân tộc Chăm, ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (An Giang) đã có gần 10 năm kinh nghiệm gắn bó với le le. Hiện tại, anh đang sở hữu 700 con le le trưởng thành, khoảng 2 tháng nữa, chúng bắt đầu đẻ trứng.

Tại khu chuồng nuôi le le, với diện tích hơn 800m2 đất sau nhà, gia đình anh đào ao và chỉ chừa lại 1/3 diện tích đất trồng thêm cỏ, dưới ao anh thả thêm lục bình, bèo… để làm thức ăn. Bên cạnh đó thức ăn chín là lúa. Ngoài ra, để bảo vệ đàn le le khỏi đám chuột, rắn, hoặc bỏ đàn, anh Sa Lê làm một cái nhà kín nhưng chỉ dùng lưới màn nhỏ bao chặt xung quanh.

Tại khu chuồng nuôi le le, với diện tích hơn 800m2 đất sau nhà, gia đình anh đào ao và chỉ chừa lại 1/3 diện tích đất trồng thêm cỏ, dưới ao anh thả thêm lục bình, bèo… để làm thức ăn. Bên cạnh đó thức ăn chín là lúa. Ngoài ra, để bảo vệ đàn le le khỏi đám chuột, rắn, hoặc bỏ đàn, anh Sa Lê làm một cái nhà kín nhưng chỉ dùng lưới màn nhỏ bao chặt xung quanh.

Anh Sa Lê cho hay nhiều năm trước, anh triển khai các mô hình như nuôi dê, nuôi gà, vịt…Nhưng mô hình nào cũng lỗ từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Chỉ duy nhất con le le, giúp kinh tế gia đình anh ổn định bao năm qua.

Anh Sa Lê cho hay nhiều năm trước, anh triển khai các mô hình như nuôi dê, nuôi gà, vịt…Nhưng mô hình nào cũng lỗ từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Chỉ duy nhất con le le, giúp kinh tế gia đình anh ổn định bao năm qua.

Theo anh Sa Lê, le le thích sống ở bưng biền hoặc những cánh đồng hoang vắng, ít có bóng người. Cũng chính đặc điểm này nên bản thân le le có sức đề kháng rất cao, hầu như không bệnh.

Theo anh Sa Lê, le le thích sống ở bưng biền hoặc những cánh đồng hoang vắng, ít có bóng người. Cũng chính đặc điểm này nên bản thân le le có sức đề kháng rất cao, hầu như không bệnh.

Lúc nhỏ, le le ăn cám công nghiệp, lớn lên ăn lúa, ăn cỏ, lục bình. Le le nuôi trung bình từ 6 đến 7 tháng mỗi con đạt trọng lượng từ 400 - 500 gram là có thể xuất bán. Do thịt le le bổ dưỡng, nguồn cung không nhiều nên mỗi con le le, anh Sa Lê bán thịt với giá từ 300.000 đến 400.000 đồng/con.

Lúc nhỏ, le le ăn cám công nghiệp, lớn lên ăn lúa, ăn cỏ, lục bình. Le le nuôi trung bình từ 6 đến 7 tháng mỗi con đạt trọng lượng từ 400 - 500 gram là có thể xuất bán. Do thịt le le bổ dưỡng, nguồn cung không nhiều nên mỗi con le le, anh Sa Lê bán thịt với giá từ 300.000 đến 400.000 đồng/con.

Hiện tại, anh Sa Lê vừa nuôi le le thịt và bán con giống. Khi đàn le le đến tuổi trưởng thành, những con le le bắt cặp với nhau, anh bắt đầu tách đàn để chúng giao phối, con cái đẻ trứng. 

Hiện tại, anh Sa Lê vừa nuôi le le thịt và bán con giống. Khi đàn le le đến tuổi trưởng thành, những con le le bắt cặp với nhau, anh bắt đầu tách đàn để chúng giao phối, con cái đẻ trứng. 

Mỗi năm một con le le cái đẻ từ 3 đến 5 lần, mỗi lần từ 5 đến 8 trứng.

Mỗi năm một con le le cái đẻ từ 3 đến 5 lần, mỗi lần từ 5 đến 8 trứng.

Để trứng nở, anh đầu tư máy ấp trứng, tạo ra con giống bán cho người dân ở khắp các tỉnh ĐBSCL với giá từ 100.000 - 300.000 đồng/con. Riêng le le bố mẹ, mỗi con có giá từ 600.000 - 700.000 đồng/con.

Để trứng nở, anh đầu tư máy ấp trứng, tạo ra con giống bán cho người dân ở khắp các tỉnh ĐBSCL với giá từ 100.000 - 300.000 đồng/con. Riêng le le bố mẹ, mỗi con có giá từ 600.000 - 700.000 đồng/con.

Hiện tại, thịt le le cung cấp cho các nhà hàng để chế biến các món ăn ngon cho thực khách. Nhiều nhà hàng, quán ăn ở An Giang, TP Cần Thơ và cả TP. HCM… đến tận nơi bao tiêu với giá 400.000 - 500.000 đồng/con.

Hiện tại, thịt le le cung cấp cho các nhà hàng để chế biến các món ăn ngon cho thực khách. Nhiều nhà hàng, quán ăn ở An Giang, TP Cần Thơ và cả TP. HCM… đến tận nơi bao tiêu với giá 400.000 - 500.000 đồng/con.

Anh Sa Lê chia sẻ thêm: 'Tôi không giấu nghề, bà con nào nuôi, mua con giống, Sa Lê hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Con này chỉ lo tiền mua con giống. Khi nuôi, ít rủi ro, đảm bảo đầu ra, giúp nông dân có lời'.

Anh Sa Lê chia sẻ thêm: “Tôi không giấu nghề, bà con nào nuôi, mua con giống, Sa Lê hướng dẫn kỹ thuật nuôi. Con này chỉ lo tiền mua con giống. Khi nuôi, ít rủi ro, đảm bảo đầu ra, giúp nông dân có lời”.

Ông Dương Thành Don, Chủ tịch Hội nông dân xã Vĩnh Hanh, cho biết: Mấy năm qua mô hình nuôi le le của anh Sa Lê mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, mô hình này khó nhân rộng ra người dân vì đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, người nuôi phải chăm chỉ, nhất là le le còn nhỏ.

Ông Dương Thành Don, Chủ tịch Hội nông dân xã Vĩnh Hanh, cho biết: Mấy năm qua mô hình nuôi le le của anh Sa Lê mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, mô hình này khó nhân rộng ra người dân vì đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, người nuôi phải chăm chỉ, nhất là le le còn nhỏ.

Kỹ thuật làm chuồng tuy đơn giản nhưng đây là khâu người dân cần chú ý, học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi lâu năm như a Sa Lê để làm cho đúng cách. 

Kỹ thuật làm chuồng tuy đơn giản nhưng đây là khâu người dân cần chú ý, học hỏi kinh nghiệm từ những người nuôi lâu năm như a Sa Lê để làm cho đúng cách. 

Xem thêm
Cả nước xảy ra hơn 1.300 trận thiên tai năm 2024

Việt Nam chi hơn 40 tỷ USD nhập khẩu nông lâm thủy sản. Số lượng tàu cá '3 không' sẽ tiếp tục giảm. Cả nước xảy ra hơn 1.300 trận thiên tai năm 2024. Cơ giới hóa nông nghiệp tại Hà Nội đạt kết quả tích cực.

Tri thức và nông dân: Hợp tác, đổi mới hướng đến nền nông nghiệp hiện đại

Hướng đến phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh, Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tri thức hóa nông dân, thông qua việc nâng cao trình độ, nhận thức và bảo đảm quyền làm chủ của nông dân trong bối cảnh chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0. Ông Lý Văn Giàu - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp và TS Trần Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) sẽ cùng trao đổi về sự cần thiết xây dựng người nông dân chuyên nghiệp.

Hướng dẫn nuôi thỏ New Zealand trong chuồng lồng kinh tế cao nhất

Thỏ New Zealand là giống nuôi tăng trưởng nhanh, thịt thơm ngon, mắn đẻ. Chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây hướng dẫn chi tiết cách nuôi thỏ New Zealand trong chuồng lồng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Ra mắt hệ thống cơ sở dữ liệu thích ứng EUDR

Sau hơn 1 năm triển khai thu thập dữ liệu từ 4 mô hình tại tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Lâm Đồng, nhóm hợp tác thích ứng EUDR đã xây dựng thành công hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm cà phê từ vườn cây đến các đại lý thu mua địa phương.