| Hotline: 0983.970.780

Từ 3 con le le hoang dã, sau 12 năm gây nuôi, thu gần 1 tỷ đồng/năm

Thứ Hai 22/01/2018 , 07:16 (GMT+7)

Từ 3 con le le hoang dã, sau 12 năm gây nuôi, ông Lê Hồng Thái (Mười Thái), ngụ ấp Bình Lễ, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đã thu tiền tỷ.

Ông Mười Thái cho biết, năm 2005, trong lúc đi qua ruộng của người cháu họ, ông tình cờ bắt được 3 con le le mang về nhà nuôi chơi.

Trang trại le le của ông Thái có 800 con bố mẹ và hàng ngàn con thương phẩm

Sau hơn 1 năm thả nuôi, le le đẻ được 65 quả trứng (giống trứng gà tre). Ông đem trứng cho gà máy ấp nở được 60 con, ông Mười Thái tiếp tục gây nuôi và cho nhân rộng đàn le le.

Thấy le le dễ nuôi, đẻ liên tục, ích tốn công chăm sóc, không phải dùng thuốc kháng sinh, ông Mười Thái quyết định mở rộng nuôi. Hiện tại, ông có 8 hồ nuôi le le và hàng chục chuồng nuôi lớn nhỏ với tổng số khoảng 800 con le le bố mẹ và cùng hàng ngàn con thương phầm.

Cũng theo ông Mười Thái, thức ăn của le le chủ yếu là lúa nên thịt ngọt, rất được ưa chuộng. 3 năm trở lại đây trung bình mỗi năm ông bán khoảng 2.000 con. Le le thương phẩm gần 4 tháng tuổi, trọng lượng từ 400 – 450g giá từ 450 – 550 ngàn đồng/con, le le giá khoảng 1,2 triệu đồng/cặp. 1 con le le mỗi năm đẻ từ 5 – 7 đợt (mỗi đợt từ 7 - 12 trứng). Trừ tất cả các chi phí mỗi năm ông lãi gần 1 tỷ đồng.

Mô hình nuôi le le của ông Mười Thái đang được nông dân trong ấp Bình Lễ nhân rộng.

Xem thêm
Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Xã viên sẽ hưởng lợi lớn khi canh tác lúa giảm phát thải

ĐBSCL Theo dự thảo chi trả kết quả giảm phát thải trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nông dân trong các HTX, tổ hợp tác là đối tượng hưởng lợi cao nhất.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.