| Hotline: 0983.970.780

Nuôi tôm sạch từ con giống đến bàn ăn để phục vụ xuất khẩu

Thứ Hai 28/10/2019 , 16:31 (GMT+7)

Nông dân nuôi tôm sú ở ĐBSCL để đạt hiệu quả cao, cần con giống sạch bệnh, không nhiễm tạp chất và phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo Tổng cục Thủy sản vùng ĐBSCL có diện tích nuôi tôm nước lợ trên 620.000 ha. Về sản lượng tôm thu hoạch hàng năm khoảng 484.000 tấn chiếm 81% sản lượng tôm cả nước. 
Riêng tỉnh Bạc Liêu, năm 2018 địa phương này có khoảng 140.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Sản lượng nuôi thủy sản đạt trên 227.000 tấn. Góp phần nâng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh đạt gần 11.000 tỷ đồng.
Trong 9 tháng đầu năm 2019 Bạc Liêu, tổng sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản đạt gần 296.000 tấn, tăng gần 10% so với cùng kỳ. Ước thực hiện cả năm tổng sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản đạt 365.000 tấn. 
Toàn tỉnh Bạc Liêu hiện có 23 nhà máy chế biến thủy sản, với tổng công suất thiết kế gần 135.000 tấn/năm. Các nhà máy này phục vụ thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Đông, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Canada, Úc, Nga…
Ông Nguyễn Phương Hùng, Phó GĐ Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu cho biết: có thể nói, sau hơn một năm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về việc xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm công nghiệp ngành tôm cả nước, nghề nuôi tôm tại đây đã có bước phát triển đáng kể nhằm phục vụ xuất khẩu. Trong đó tôm được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc rất lớn.
Từ đó, kỹ thuật nuôi tôm nơi đây cũng được nâng lên một bước. Các kỹ thuật tiên tiến đã được người nuôi mạnh dạn áp dụng nhằm ứng phó với thời tiết cực đoan, hạn chế rủi ro do bệnh dịch và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay các huyện nuôi tôm siêu thâm canh đạt tiêu chuẩn sạch phục vụ xuất khẩu như Giá Rai, Đông Hải, và TP. Bạc Liêu…Tỉnh đang khuyến khích phát triển nuôi tôm siêu thâm canh nhằm để ứng phó với thời tiết cực đoan, bệnh dịch, tiết kiệm chi phí đầu vào.
Đồng thời còn hạn chế rủi ro và đã bắt đầu hình thành chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm, giúp cho người sản xuất an tâm mạnh dạn đầu tư sản xuất theo hướng an toàn, ổn định và bền vững.
Trong đó mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ở Bạc Liêu khoảng 1.845 ha, diện tích mặt nước nuôi trên 200ha, với 1.575 ao/hồ nuôi (1.335 ao lót bạt và 240 hồ nổi tròn).
Như vậy con tôm sú mới đảm bảo được danh hiệu con tôm sú của Việt Nam “sạch từ con giống đến bàn ăn” khi đi vào thị trường xuất khẩu mới bền vững về lâu dài.
Bạc Liêu đang tập trung xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu, dự kiến đưa vào hoạt động ổn định năm 2020. Góp phần đưa kim ngạch XK thủy sản toàn tỉnh đến năm 2020 đạt 750 triệu USD và năm 2025 đạt 1 tỷ USD.
Sau khi tôm được thu hoạch từ vùng nuôi, được mang về đến nhà máy công đoạn đầu tiên là phân loại tôm chế biến xuất khẩu.
Cho tôm vào khay để đông lạnh.
Tôm được đông lạnh thành đá.
Công đoạn cuối cùng là đóng gói tôm để đưa đi xuất khẩu.

Xem thêm
Đưa vào hoạt động cống ngăn mặn lớn thứ hai tại miền Tây

Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển. Cả nước có 5.167 tổ khuyến nông cộng đồng. Đưa vào hoạt động cống ngăn mặn lớn thứ hai tại miền Tây. Việt Nam có hơn 100 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gừng, nghệ.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Trực tiếp: Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước

Báo Nông nghiệp Việt Nam tiếp sóng trực tiếp Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024.