| Hotline: 0983.970.780

Obamacare - chiến dịch trang bị bảo hiểm y tế cho phần lớn người Mỹ

Thứ Hai 16/05/2016 , 09:01 (GMT+7)

Hy vọng rằng với nhiều lĩnh vực có khả năng hợp tác rất lớn, chuyến thăm lần này của Tổng thống Obama sẽ tiếp tục nâng tầm mối quan hệ Việt - Mỹ lên một tầm cao mới. Nhân dịp này, chúng tôi điểm lại một số dấu ấn quan trọng của vị Tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ qua 2 nhiệm kỳ của ông.

Với chuyến thăm Việt Nam lần này (từ 22 - 25/5), Obama trở thành vị Tổng thống thứ 3 liên tiếp thăm chính thức Việt Nam khi còn tại vị kể từ sau khi cựu Tổng thống Bill Clinton bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1994.

Hi vọng rằng với nhiều lĩnh vực có khả năng hợp tác rất lớn, chuyến thăm lần này của Tổng thống Obama sẽ tiếp tục nâng tầm mối quan hệ Việt - Mỹ lên một tầm cao mới. Nhân dịp này, chúng tôi điểm lại một số dấu ấn quan trọng của vị Tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ qua 2 nhiệm kỳ của ông.

Có lẽ phần lớn giới học giả sẽ không phản đối với ý kiến Obamacare - chiến dịch trang bị bảo hiểm y tế cho phần lớn người Mỹ, nhắm đến tầng lớp thu nhập thấp, của Obama - là điểm nhấn thành công nhất trong nhiệm kỳ của ông.

Có lẽ đến thời điểm này thì phần lớn người Mỹ đều đã cảm nhận được những lợi ích mà Obamacare mang lại. Chỉ trong 1 năm từ 2013 đến 2014, 8,8 triệu người Mỹ đã được bảo hiểm. Tỉ lệ người chưa được bảo hiểm y tế cũng giảm từ hơn 20% trước khi Obamacare có hiệu lực xuống còn 10%. Để đạt được những thành quả này, hành trình mà Obamacare đi qua thực sự là không hề đơn giản.

Ở cấp độ Hạ viện, đã có khoảng 50 lần những cử tri đảng Cộng hòa đã cố gắng tổ chức bỏ phiếu để loại Obamacare khỏi bộ luật liên bang. Không chỉ dừng lại ở cấp độ Hạ viện, đảng Cộng hòa còn 2 lần đem Obamacare ra Tòa án tối cao Liên bang Mỹ với cáo buộc (2 lần cùng 1 cáo buộc) Obamacare vi phạm hiến pháp (đảng Cộng hòa viện dẫn quyền được lựa chọn dịch vụ y tế của công dân).

Cả 2 lần, Tòa án tối cao đều phán xét phần thắng nghiêng về Tổng thống Obama. Đỉnh điểm của cuộc đối đầu chính trị giữa Obama và phe Cộng hòa quanh Obamacare là khi mà phe Cộng hòa từ chối thỏa hiệp về chi tiêu công ngân sách liên bang cuối năm 2013, mà một phần lớn là do ngân sách đó sẽ được chi cho Obamacare. Một lần nữa, Obamacare vượt qua cơn hiểm nghèo. Nhưng đây chắc chắn chưa phải là điểm kết thúc cho cuộc chiến giữa phe Cộng hòa và chiến dịch bảo hiểm y tế cho mọi người của Obama.

Donald Trump, ứng viên còn lại duy nhất của đảng Cộng hòa đã tuyên bố rằng mình sẽ thay thế Obamacare bằng Trumpcare, mặc dù ông chưa cho nhiều người biết về Trumpcare sẽ hoạt động thế nào. Điều duy nhất mà Trump hé lộ là nó bao gồm các công dân Mỹ gửi mẫu xét nghiệm đến phòng thí nghiệm để phân tích - điều mà các bệnh viện bình thường vẫn đang làm.

Thành tựu của Obamacare không nằm ở việc đánh bại những đợt sóng tấn công từ phe Cộng hòa từ cấp độ Hạ viện đến Tòa án liên bang mà phần nhiều nằm ở tính đột phá thay đổi tư duy của người dân Mỹ về vai trò của chính phủ liên bang trong các vấn đề chi tiêu y tế.

So với các nước phát triển khác thì người Mỹ chi nhiều cho y tế hơn gấp nhiều lần. Chi phí y tế ở Mỹ đắt đỏ là do thị trường này được kiểm soát bởi những công ty tư nhân, cạnh tranh theo kiểu thương mại thị trường. Cũng vì lí do này mà cơ chế chi tiêu y tế ở Mỹ khác hoàn toàn so với Anh - nước mà y tế được bảo trợ bởi xã hội.

Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới thì hơn 80% chi tiêu cho y tế của Vương quốc Anh là đến từ nguồn ngân sách chính phủ thì con số này của Mỹ chỉ là hơn 47%.

Ở một xã hội mà tư tưởng tự do đã thấm nhuần vào tiềm thức của mỗi người thì việc chính phủ liên bang can thiệp vào quá sâu một vấn đề gì đó cũng sẽ tạo nên sự không thoải mái trong một bộ phận người dân, kể cả khi việc đó là chi tiêu một khoản bắt buộc nhất định cho y tế.

"Hiểu theo nghĩa này thì cái mà Obamacare cố nhắm đến không phải là việc sử dụng ngân sách chính phủ để hỗ trợ cho chi tiêu y tế mà là sự can thiệp thái quá của chính phủ vào hệ thống y tế, biến nó tập trung vào trung ương nhiều hơn và việc bắt mỗi người phải trả bảo hiểm bắt buộc sẽ bị hiểu là gượng ép. Mặc dù đây là mô hình của hầu hết những nước phát triển còn lại trên thế giới và họ luôn có nền y tế mọi người dân có thể tiếp cận được", nhận xét của Ramesh Ponnuru từ tờ Bloomberg.


Người dân Mỹ ủng hộ chương trình Obamacare

Obamacare, từ xuất phát điểm là mong muốn cho người dân thuộc mọi tầng lớp được tiếp cận với chăm sóc y tế qua bảo hiểm, nhiều người sẽ hiểu Obamacare là một sự can thiệp của chính quyền liên bang vào một sự lựa chọn cá nhân. Điều này đi ngược với kiểu kinh tế thị trường mà nước Mỹ đã quen khi mọi sản phẩm không thể bị gượng ép lên người mua.

Mặc dù không phủ nhận là Obamacare vẫn chưa hoàn toàn chiếm được niềm tin của tất cả người dân Mỹ (53% số người được hỏi cho biết là họ vẫn không có cảm tình với chương trình này lắm), nhưng phần lớn (6/10 người) cho biết là họ muốn quốc hội tập trung vào làm việc để làm chương trình này tốt hơn thay vì đấu đá để xóa bỏ nó.

Ngay cả những cử tri đảng Cộng hòa cũng dần tách xa mình ra khỏi những kêu gọi của ứng cử viên đảng mình để xóa bỏ Obamacare khi mà 1/3 số người được hỏi cho biết họ tin là Obamacare nên được giữ lại.

Trong năm 2016, có thêm 12,7 triệu người Mỹ đăng kí tham gia tự nguyện chương trình Obamacare. Điều này có ý nghĩa rất lớn khi nó chứng minh Tổng thống Obama đã không ngại chơi một canh bạc mà mình không nắm chắc phần thắng với Obamacare. Nó chỉ ra rằng vị Tổng thống này sẵn sàng bỏ qua những đánh giá tín nhiệm bản thân để đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu. Điều mà những ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng hiện nay phải học hỏi khá nhiều.

 

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội tăng hơn 13 lần trong 19 năm

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội đã tăng một mạch từ 610ha năm 2005 lên khoảng 8.000ha trong thời điểm hiện tại.