| Hotline: 0983.970.780

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn tối thiểu 3 năm

Thứ Bảy 07/05/2022 , 08:50 (GMT+7)

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam cho rằng cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại, nhằm đóng góp nguồn thu ngân sách bền vững.

Toàn cảnh hội thảo về ngành đồ uống Việt Nam diễn ra tại Hà Nội.

Toàn cảnh hội thảo về ngành đồ uống Việt Nam diễn ra tại Hà Nội.

Tại Hội thảo Ngành đồ uống Việt Nam phục hồi và phát triển trong điều kiện bình thường mới, PGS. TS. Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) bày tỏ quan ngại về kiến nghị, đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với một số sản phẩm như đồ uống có cồn, thuốc lá...

"Điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho doanh nghiệp trong vài ba năm tới", ông Việt nói. "Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện tác động kinh tế-xã hội, xem xét tính phù hợp, công bằng và hiệu quả cũng như lưu tâm tất cả các hệ lụy ngoài mong muốn, trong đó có các đối tượng dễ bị tổn thương".

Theo ông Việt, ngành đồ uống chịu nhiều ảnh hưởng thời gian qua, từ dịch Covid-19 cho đến xung đột Nga - Ukraine. Lấy dẫn chứng việc thị trường tiêu thụ giảm 20%-30%, doanh thu toàn ngành đồ uống giảm 16% so với năm 2019, giá nguyên liệu đầu vào tăng từ 15-35%, Chủ tịch VBA cho rằng đây là giai đoạn doanh nghiệp cần sự hỗ trợ từ Nhà nước để phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong năm 2022, Việt Nam còn đối mặt với nhiều khó khăn, những diễn biến khó lường về biến chủng Covid-19 mới, các biện pháp chống dịch từ những quốc gia có biên giới với Việt Nam như Trung Quốc, Campuchia, Lào, nguy cơ lạm phát toàn cầu... Một loạt thách thức ấy đòi hỏi những chính sách tài khóa, hoàn phí, hoàn thuế chủ động, linh hoạt.

Trên quan điểm chung tay nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách bền vững để đạt mức tăng trưởng kinh tế 6-6,5% như Quốc hội đề ra, đại diện VBA kiến nghị việc ổn định chính sách thuế, tạo đà phục hồi phát triển kinh tế.

"Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, những thay đổi về chính sách thuế có thể cản trở và gây ra tác động không mong muốn. Vì vậy, cần cân nhắc kỹ lưỡng những chính sách làm tăng gánh nặng cho doanh nghiệp, ít nhất trong vài ba năm tới", Chủ tịch VBA nhấn mạnh.

Ổn định chính sách thuế cũng là cơ sở để các doanh nghiệp tăng cường công tác dự tính, dự báo, lên sẵn nhiều kịch bản để chủ động sản xuất theo những thay đổi từ thị trường. 

Ngoài ra, trước khi có những thay đổi về chính sách thuế, VBA đề nghị cần có sự tham vấn rộng rãi cộng đồng, đặc biệt là doanh nghiệp chịu tác động, để đảm bảo các chính sách mới có cơ sở, khoa học, tính khả thi, phù hợp với quốc tế, có lộ trình phù hợp.

Ngành đồ uống trong nước đang chịu nhiều sức ép và thách thức.

Ngành đồ uống trong nước đang chịu nhiều sức ép và thách thức.

Bà Holly Bostock, GIám đốc ngoại vụ cấp cao Heineken Việt Nam chia sẻ một số kinh nghiệm quốc tế về thuế tiêu thụ đặc biệt. Tại châu Âu và Singapore, thuế theo nồng độ cồn được áp dụng. Một số quốc gia khác, như Sri Lanka, cũng đang triển khai kế hoạch này và "đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể trong việc tiêu dùng rượu, bia bất hợp pháp và mức tăng trưởng bền vững của ngân sách nhà nước".

Lấy ví dụ về Sri Lanka, bà Bostock cho biết, ban đầu Chính phủ nước này tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo giá trị đối với bia (tăng 70%) nhiều hơn đối với rượu mạnh (tăng 25%). Theo đó, bia trở thành loại đồ uống có cồn đắt tiền nhất, có tác động tiêu cực đến cả ngành bia và ngân sách nhà nước, đồng thời thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng đồ uống có cồn mạnh hơn và có nguồn gốc bất hợp pháp.

Từ năm 2017, Sri Lanka chuyển sang cơ chế tính thuế tiêu thụ đặc biệt tuyệt đối trên nồng độ cồn. Từ đó, quốc gia này hồi phục môi trường kinh doanh cho ngành bia và tăng trưởng ngân sách của nhà nước, đồng thời người dân giảm đáng kể tiêu dùng bia rượu bất hợp pháp.

"Không có giải pháp nào hoàn hảo cho tất cả. Với tư cách một nhà sản xuất, chúng tôi mong muốn việc chuyển đổi cơ chế tính thuế một cách bền vững và hài hòa nhất, theo lộ trình thích hợp nhằm sớm đạt được các lợi ích quốc gia bền vững", bà Bostock bày tỏ.

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Sinh viên IT ưu tú thành CEO chuỗi 50 nhà hàng doanh thu 30 triệu USD

'Từ nhỏ tôi đã thích các món ăn và ẩm thực Việt Nam', Giám đốc điều hành (CEO) Công ty ATD Jeong Han Seok chia sẻ.

Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ khởi sắc

KHÁNH HÒA Tháo gỡ khó khăn về mặt thể chế sẽ là điều kiện thuận lợi để triển khai phát triển bất động sản, trong đó có bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.