| Hotline: 0983.970.780

Phải cơ bản lấy đủ nước gieo cấy vụ đông xuân trong đợt 2

Thứ Ba 26/01/2021 , 17:30 (GMT+7)

Tổng cục Thủy lợi đề nghị các địa phương phải cơ bản hoàn thành lấy nước gieo cấy vụ đông xuân 2020 - 2021 trong đợt 2 (từ 0h ngày 26/1 đến 24h ngày 02/02/2021).

Ngày 26/1, Tổng cục Thủy lợi đã kiểm tra công tác triển khai lấy nước đổ ải đợt 2 phục vụ gieo cấy vụ đông xuân 2020-2021 tại các tỉnh vùng Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.

Một số tỉnh diện tích lấy nước còn thấp

Tại tỉnh Hải Dương, ông Trần Văn Quân, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hải Dương cho biết, trong đợt lấy nước đợt 1 (từ ngày 12/01 đến ngày 15/1), các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tích cực thực hiện lấy nước theo kế hoạch. Tiến hành thau rửa, trữ nước vào hệ thống công trình thủy lợi, bơm nước đổ ải cho các khu vực đồng cao và lấy nước tự chảy cho một số vùng thuộc khu vực thủy triều.

Kết thúc xả nước đợt 1 (ngày 15/01/2021), diện tích có nước toàn tỉnh đạt 9,2%, chủ yếu phục vụ trà xuân sớm. Đến ngày 25/01, diện tích có nước tăng lên 14.498ha (đạt 26,01%).

Theo ông Quân, kết quả diện tích có nước đợt 1 thấp hơn so với năm trước do những nguyên nhân như: Kế hoạch gieo trồng thực tế của Hải Dương trà xuân sớm chỉ chiếm dưới 8% diện tích. Theo đó, các địa phương, đơn vị đã chủ động lấy nước phù hợp theo kế hoạch thực tế này.

Tổng cục Thủy lợi kiểm tra tình hình lấy nước phục vụ gieo cấy lúa Đông Xuân 2020-2021 tại tỉnh Hải Dương. Ảnh: HG

Tổng cục Thủy lợi kiểm tra tình hình lấy nước phục vụ gieo cấy lúa Đông Xuân 2020-2021 tại tỉnh Hải Dương. Ảnh: HG

Bên cạnh đó trong đợt 1, Hải Dương ưu tiên thực hiện vừa thau rửa kênh trục, vừa trữ nước để tiếp tục phục vụ sản xuất. Thời gian xả nước đợt 1 lại trùng vào đợt rét đậm, rét hại nên tiến độ lấy nước của các địa phương, đơn vị có phần chậm lại.

Nhìn chung so với vụ đông xuân 2019 - 2020, nguồn nước xả đợt 1 của vụ đông xuân năm nay có phần thuận lợi. Tuy nhiên, mặn năm nay xuất hiện sớm, vượt ngưỡng ở mức cao. Cụ thể lúc 7h ngày 11/01/2021 tại cống An Thổ, độ mặn đã lên tới 3,8‰, cảnh báo khả năng mặn sẽ tiếp tục xuất hiện, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước do thủy triều ngược vào hệ thống qua cống Cầu Xe , An Thổ (huyện Tứ Kỳ).

Ông Quân cho biết thêm, đợt 2 là đợt lấy nước chính, vì vậy Hải Dương sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch lấy nước, đưa nước đổ ải phù hợp theo kế hoạch gieo cấy, cơ cấu thời vụ của địa phương, phù hợp thực tế nguồn nước, xả nước từ các hồ thủy điện.

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ chủ động tận dụng thời gian mực nước trên hệ thống sông trục cao để tích cực lấy nước, phấn đấu cơ bản hoàn thành đổ ải xong trong thời gian lấy nước đợt 2.

Kiểm tra công tác triển khai lấy nước đổ ải đợt 2 tại Hải Dương, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi đánh giá cao việc Hải Dương công tác chuẩn bị cho lấy nước đợt 2, đã chủ động, tích cực lấy nước từ nguồn xả các hồ thủy điện.

Để có đủ nước phục vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân 2020 – 2021 trong thời gian giữa đợt 1 và đợt 2 , ông Tỉnh đề nghị các địa phương toàn khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ tiếp tục vận hành công trình thủy lợi để đưa nước lên ruộng từ nguồn đã được trữ trong hệ thống thủy lợi từ đợt 1.

Hiện một số địa phương có diện tích lấy nước thấp sau khi kết thúc đợt 1 đã tăng đáng kể diện tích có nước như Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên…

Nếu cần thiết, phải khẩn trương lắp đặt trạm bơm dã chiến

Theo Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tỉnh, thời gian lấy nước đợt 2 sẽ bắt đầu từ 0 giờ ngày 26/1 đến 24 giờ ngày 2/2/2021. Đây là đợt lấy nước trọng tâm phục vụ gieo cấy vụ đông xuân 2020 - 2021, dòng chảy hệ thống sông sẽ được duy trì tốt nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình thủy lợi lấy nước.

Để đảm bảo cung cấp đủ nước phục vụ cho gieo cấy và tiết kiệm nước từ các hồ chứa thủy điện, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Tỉnh đề nghị Sở NN-PTNT tỉnh Hải Dương, các công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi cần theo dõi sát diễn biến dòng chảy hệ thống sông, ngay khi đủ điều kiện cần tổ chức vận hành tối đa công trình thủy lợi để lấy nước.

Đợt 2 là đợt lấy nước trọng tâm phục vụ gieo cấy vụ đông xuân 2020 - 2021. Ảnh: HG

Đợt 2 là đợt lấy nước trọng tâm phục vụ gieo cấy vụ đông xuân 2020 - 2021. Ảnh: HG

"Lưu ý đối với các tỉnh, thành phố khác có các công trình thủy lợi ở thượng nguồn đủ điều kiện vận hành trước thời điểm bắt đầu đợt lấy nước và các công trình vùng triều, có thể tiếp tục vận hành lấy nước sau thời điểm kết thúc đợt lấy nước", ông Tỉnh nhấn mạnh.

Với các địa phương có diện tích lấy nước đổ ải hiện mới có tỉ lệ thấp như Hải Dương, Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh, cần đẩy nhanh tiến độ lấy nước để bảo đảm theo kịp tiến độ lấy nước chung của toàn vùng, phấn đấu cơ bản hoàn thành kế hoạch lấy nước trong đợt 2. Trường hợp cần thiết, cần khẩn trương lắp đặt bổ sung trạm bơm dã chiến để chủ động lấy nước.

Tổng cục Thủy lợi cũng đề nghị các địa phương tổ chức vận động, hướng dẫn người dân sớm thu hoạch diện tích cây vụ đông canh tác trên đất lúa. Đồng thời thực hiện làm đất để giữ nước trên ruộng, tăng cường gia cố bờ vùng, bờ thửa, bảo đảm chống thất thoát, lãng phí nước.

Ngoài ra, cần chủ động theo dõi thông tin trực tuyến mực nước hạ du hệ thống sông Hồng để điều hành công tác lấy nước phù hợp với thực tế và thực hiện cập nhật diện tích có nước hằng ngày trước 15 giờ lên trang thông tin: capnuocdongxuan.tongcucthuyloi.gov.vn.

Theo Tổng cục Thủy lợi, hiện các công trình thủy lợi ở thượng nguồn thuộc các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và TP Hà Nội đã được các địa phương tổ chức vận hành lấy nước.

Tính đến 15h ngày 25/1 (trước khi lấy nước đợt 2), diện tích có nước toàn khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã đạt khoảng 244.400 ha, đạt 46,8% kế hoạch, tăng 25,7% so với thời điểm kết thúc đợt 1 (24h ngày 15/1).

Cụ thể đến tỉnh Phú Thọ đạt 59,7%; Vĩnh Phúc 32,7%; Bắc Ninh 34,4%; Hà Nội 26,1%; Hà Nam 72,7%; Hưng Yên 22,2%; Hải Dương 26%; Hải Phòng 47,7%; Thái Bình 52,3%; Nam Định 68,9%; Ninh Bình 73,4%.

Xem thêm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự nhiều hội nghị cấp cao tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao đã tới thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác dự nhiều hội nghị cấp cao.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Cấp cứu 2 trẻ mầm non nghi ngộ độc thuốc diệt chuột

Sáng 5/11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu đã tiếp nhận 20 trẻ mầm non, trong đó 2 cháu bé có biểu hiện ngộ độc. 

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.