| Hotline: 0983.970.780

Phân bổ 147.138 tỷ đồng cho Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế

Thứ Ba 30/08/2022 , 07:24 (GMT+7)

Chiều 29/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên bất thường, xem xét việc sử dụng vốn từ Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023.

tran-quoc-phuong

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đề xuất phương án linh hoạt trong việc sử dụng vốn đầu tư của Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế. Ảnh: Tùng Dương.

Theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội, trong tổng số vốn 176.000 tỷ đồng của Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế được Quốc hội cho phép phân bổ, 172.568 tỷ đồng đã được Thủ tướng thông báo cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để hoàn thiện thủ tục đầu tư cho 264 nhiệm vụ, dự án.

Số vốn còn lại là 3.432 tỷ đồng, trong đó 2.500 tỷ đồng chưa đủ điều kiện và 932 tỷ đồng đã thông báo nhưng bộ, địa phương đề xuất trả lại, không đầu tư.

Trong 172.568 tỷ đồng đã thông báo, 94 nhiệm vụ, dự án với số vốn dự kiến 147.138 tỷ đồng đã hoàn thiện thủ tục, đủ điều kiệu bố trí kế hoạch vốn; 168 dự án với số vốn 25.430 tỷ đồng đang tiếp tục hoàn thiện thủ tục theo quy định.

Trích dẫn Khoản 6 Điều 6 của Nghị quyết số 43/2022/QH15, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đề xuất: "Điều chỉnh 932 tỷ đồng còn dư của lĩnh vực y tế, lĩnh vực an sinh xã hội, lao động, việc làm sang lĩnh vực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng để đầu tư cho 3 dự án giao thông".

Tại phiên họp, lãnh đạo Bộ Kế hoạnh và Đầu tư cũng giải trình về tiến độ báo cáo. Theo đó, việc sử dụng nguồn vốn đầu tư của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội phải được rà soát theo trình tự, thủ tục của Luật Đầu tư công, nên sau hơn 7 tháng kể từ ngày ban hành Nghị quyết số 43, Chính phủ mới tổng hợp được danh mục dự án.

Chính phủ cũng báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với các dự án đủ thủ tục đầu tư, đủ điều kiện giao vốn trước khi Thủ tướng phân bổ vốn, và sẽ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp tháng 10/2022.

Về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2022, Thứ trưởng Phương thông tin, tính đến 28/6, 16 bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2022. 

Dựa trên tiêu chí này, Chính phủ đã xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí để cắt giảm vốn ngân sách Trung ương năm 2022 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa phân bổ hết. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh không cắt giảm kế hoạch vốn của 12 dự án thành phần trong Dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 do chờ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Ghi nhận ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường đề nghị Chính phủ giải trình, làm rõ nguyên nhân thay đổi, tính hợp lý, và sự phù hợp với mục tiêu, nguyên tắc, đối tượng, cơ cấu vốn theo quy định tại Nghị quyết 43. "Không nhất thiết phải phân bổ toàn bộ số vốn tối đa khi công tác chuẩn bị dự án chưa đảm bảo điều kiện hoặc không thực sự cần thiết để thực hiện mục tiêu của Chương trình", ông Cường nói.

Về phương án Chính phủ báo cáo phân bổ tổng số vốn, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, kế hoạch phân bổ 176.000 tỷ đồng của Chương trình là phù hợp, đáp ứng tính cấp bách, kịp thời để thúc đẩy giải ngân vốn đúng tiến độ. Đồng thời, các đại biểu tại hội nghị nhất trí trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến ban hành Nghị quyết để phân bổ vốn chi tiết theo ngành, lĩnh vực và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Về ý kiến điều chỉnh 932 tỷ đồng vốn của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, Chủ nhiệm Nguyễn Phú Cường đề nghị Chính phủ không chuyển sang lĩnh vực khác mà tiếp tục sử dụng cho các nhiệm vụ, dự án thuộc lĩnh vực xã hội chưa được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn, hoặc bố trí vốn chưa đầy đủ để triển khai thực hiện.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Lai Châu xác minh tài sản, thu nhập của 26 cán bộ

Ngày 4/5, Thanh tra tỉnh Lai Châu công bố quyết định xác minh tài sản, thu nhập năm 2024 của 26 cán bộ công tác tại 9 cơ quan.