| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Bình Điền vượt lên trong khó khăn

Thứ Sáu 06/05/2022 , 07:45 (GMT+7)

Tại Đại hội đồng Cổ đông năm 2022 hôm 29/4 vừa qua, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền khẳng định đã luôn đứng vững, vượt khó khăn, nhất là sau đại dịch Covid-19.

Vượt lên trong khó khăn

Báo cáo trước Đại hội, ông Ngô Văn Đông, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cho biết: Năm 2021 là năm rất khó khăn của sản xuất kinh tế nói chung, trong đó có ngành sản xuất phân bón.

Do sự bùng phát của đại dịch Covid-19, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy; nguyên liệu đầu vào bị thiếu hụt và liên tục tăng giá, trong đó, các loại phân bón như Urê, DAP, SA, Kali… ở thời điểm cuối năm 2021 tăng trung bình từ 2 đến 3 lần so với đầu năm. Một số nước có nguồn phân bón lớn hạn chế xuất khẩu đã ảnh hưởng đến nguồn cung, đẩy giá cả lên cao, tạo ra tình trạng khan hiếm hàng hóa trên thị trường.

Phân bón Bình Điền tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2022.

Phân bón Bình Điền tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2022.

Trong bối cảnh đó, nhờ nhận định đúng tình hình, Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Bình Điền đã đi trước một bước, dự trữ được nguồn nguyên liệu, biến khó khăn thành thuận lợi. Do giá phân bón đơn tăng cao và khan hiếm nên nhiều nông dân chuyển sang sử dụng phân bón NPK, qua đó đã tăng được sản lượng tiêu thụ cho Công ty.

Với hệ thống phân phối rộng lớn, đại lý bạn hàng truyền thống luôn sát cánh cùng Công ty trong những lúc khó khăn; cộng với uy tín thương hiệu Phân bón Đầu Trâu và sự giúp đỡ của các ngành, các cấp, các nhà khoa học, sự đoàn kết thống nhất cao của tập thể người lao động, đã tạo thành sức mạnh giúp Công ty đứng vững và vượt qua khó khăn thách thức, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch mà Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 đã đề ra.

Cụ thể: Sản lượng sản xuất 774.809 tấn, đạt 123,7% so với kế hoạch năm 2021 và 124% so với năm 2020; sản lượng tiêu thụ 728.552 tấn, đạt 121% so với kế hoach năm 2021 và 123,5% so với năm 2020.

Tổng doanh thu hợp nhất thực hiện 7.889,238 tỷ đồng, đạt 138,7% so với kế hoạch năm 2021 và 142,7% so với năm 2020. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 371,659 tỷ đồng, đạt 223,9% so với kế hoạch năm 2021 và đạt 185,5% so với năm 2020. Lợi nhuận trước thuế đạt 178% so với kế hoạch và 142,7% so với năm 2020.

Ông Ngô Văn Đông, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền phát biểu tại đại hội.

Ông Ngô Văn Đông, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền phát biểu tại đại hội.

Đi đôi với việc bảo đảm quyền lợi cho cổ đông, tham gia tích cực các hoạt động xã hội, từ thiện; kết nghĩa, giúp đỡ nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cho một số buôn làng tại Đăk Lăk, Đăk Nông, Công ty luôn quan tâm nâng cao đời sống người lao động với mức thu nhập bình quân khoảng 17 triệu đồng/người/tháng. Công ty chỉ tăng 16% giá bán sản phẩm tới tay nông dân.

Về kế hoạch năm 2022, ông Ngô Văn Đông nhấn mạnh do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết khô hạn và xâm nhập mặn tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nông nghiệp, dự báo nguyên liệu sản xuất phân bón NPK tiếp tục tăng cao. Thị trường Campuchia của Công ty đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các nước, nhất là với Thái Lan… Bình Điền đề ra các chỉ tiêu cụ thể: Sản lượng sản xuất 602.750 tấn sản phẩm; sản lượng tiêu thụ 602.750 tấn; tổng doanh thu 6.427, 623 tỷ đồng. Dự kiến chia cổ tức không thấp hơn 15%.

Cung cấp gói giải pháp sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả

Trả lời câu hỏi của cổ đông về giá bán các sản phẩm của Công ty luôn cao hơn các Công ty sản xuất NPK khác, ông Mai Thành Phụng, thành viên HĐQT, thành viên Hội đồng cố vấn khoa học của Bình Điền chia sẻ: Nói về chất lượng, các sản phẩm NPK của Bình Điền luôn nổi trội trên thị trường bởi các dòng sản phẩm độc quyền, chứa các hoạt chất chống thất thoát đạm, giúp cây trồng tăng cường sử dụng lân, các chất vi lượng thông minh… với triết lý “người nuôi đất, đất nuôi cây, cây nuôi người”.

Bên cạnh đó, Bình Điền còn bảo đảm cho nhà nông có được "hiệu quả kép" bằng chương trình Canh tác lúa thông minh, ứng phó với biến đổi khí hậu, vừa có lãi tăng hơn so với đối chứng từ 3 đến 6 triệu đồng/ha lúa, vừa góp phần bảo vệ môi trường xanh, bền vững do giảm được lượng phân bón, giảm nhiều lần xịt thuốc BVTV… Điều này không thể tính toán cụ thể bằng số tiền tăng hơn của từng bao phân bón.

Đại hội đồng cổ đông năm 2022 của Phân bón Bình Điền hôm 29 tháng 4 đã bầu ra Hội đồng quản trị mới.

Đại hội đồng cổ đông năm 2022 của Phân bón Bình Điền hôm 29 tháng 4 đã bầu ra Hội đồng quản trị mới.

Cổ đông tin tưởng

Các câu hỏi, thắc mắc, trăn trở của cổ đông về công suất của một số công ty con, về nợ xấu, về công nghệ sản xuất mới, tỷ lệ chia cổ tức lại thấp hơn năm 2021, về chính sách giá cả… đều được Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty trả lời thỏa đáng. Ông Ngô Văn  Đông, Tổng Giám đốc Bình Điền báo cáo với cổ đông sản lượng sản xuất Quý 1 năm 2022 đạt 164.000 tấn, doanh thu 2.594 tỷ đồng, lợi nhuận 66 tỷ đồng…

Đại hội  cũng bầu bổ sung ông Nguyễn Văn Thiệu vào Hội đồng quản trị và giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tại Đại hội, bà Nguyễn Kế Huệ (quận Tân Bình) sở hữu hơn 7.000 cổ phiếu cho biết: “Cổ phiếu Bình Điền luôn có lãi suất ổn định từ 20 đến 25%, có năm cao hơn. Tôi “đi” với Bình Điền gần chục năm nay rồi, và sẽ còn tiếp tục “ôm” cổ phiếu BFC”.

Xem thêm
Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE sản xuất theo công nghệ mới

Thuốc diệt mầm cỏ ruộng lúa Bé Bụ 30SE là sản xuất theo công nghệ mới, diệt trừ được nhiều loại cỏ như đuôi phụng, lồng vực, cháo, chác, rau mác, rau mương... rất an toàn.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm