Những điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới cây lúa
Sức khỏe cây lúa vụ mùa thường bị tác động của các yếu tố ngoại cảnh như: Nhiệt độ cao, thời gian nắng dài trong ngày, ban đêm ngắn, chênh lệch về quang hợp và hô hấp cao, vì thế các giống lúa cấy vụ mùa đều rút ngắn thời gian sinh trưởng đồng nghĩa với năng suất lúa cũng thấp hơn vụ xuân trên cùng giống.
Cây lúa sinh trưởng phát triển mạnh thân lá nếu sử dụng phân bón không hợp lý. Nếu có mưa giông, áp thấp làm cho cây dễ đổ ngã, úng ngập cũng làm cho bộ lá cây lúa dễ gãy, rách làm tiền đề tốt cho các loại sâu rầy, bạc lá, khô vằn xâm hại làm cho cây lúa yếu.
Mặt khác điều kiện đất đai cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cây thường diễn ra đầu vụ như sản sinh chua, độc hữu cơ do rơm rạ phân hủy ảnh hưởng đến rễ non của cây gây nên hiện tượng vàng lá giảm sức đẻ nhánh, giảm độ cao.
Đến thời kỳ cuối đẻ nhánh cây lúa chuyển sang phân hóa đòng thì đất lại huy động quá nhiều dinh dưỡng từ đất, cây lúa dễ thừa đạm trên lá, dễ nhiễm bệnh.
Chăm sóc thiếu cân đối sẽ làm cho cây lúa yếu, sức đề kháng kém
Hiện nay, nhiều nơi bà con nông dân sử dụng rất nhiều chủng loại phân bón đơn chất như đạm, lân, kali riêng biệt để chăm sóc bón cho lúa, tâm lý thích xanh non nên phân đạm vẫn dùng quá nhiều đây là nguyên nhân làm cho cây lúa yếu, các loại phân đơn sử dụng còn tùy tiện chưa cân đối, tâm lý đầu tư thấp, nhiều người trồng lúa chưa đầu tư đầy đủ. Các loại phân bón tổng hợp NPK thông thường chủ yếu mới cung cấp cho cây lúa được 3 thành phần chính là đạm, lân, kali.
Do nhận thức về dinh dưỡng phân bón còn hạn chế của đại đa số nông dân nên việc sử dụng loại phân phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa vẫn là cảm tính, một số nơi bà con không hiểu biết nên còn sử dụng các loại phân NPK chất lượng thấp, thiếu hầu hết các thành phần dinh dưỡng trung lượng đó là: vôi, magie, silic, lưu huỳnh, và các chất vi lượng, đã làm cho cây lúa "đói ăn" nhiều loại chất, cây mềm yếu, sức chống chịu kém, dễ đổ ngã gặp mưa giông lốc, bùng phát sâu bệnh hại, cuốn lá, bạc lá, rầy nâu, kéo theo chi phí quá nhiều thuốc, công cho bảo vệ thực vật, tăng chi phí.
Cây lúa mùa sinh trưởng phát triển khỏe mạnh cần điều kiện gì?
Với các điều kiện thiên nhiên bất khả kháng, biện pháp chăm sóc cho cây khỏe mạnh là khả dụng để có vụ mùa năng suất cao.
Các công trình nghiên cứu khao học trồng lúa đã khẳng định: Cây lúa có nhu cầu đầy đủ 16 yếu tố dinh dưỡng, gồm 3 yếu tố thiên nhiên là: ánh sáng mặt trời, nước và không khí ,còn lại 13 yếu tố cây lấy từ đất và con người đầu tư bón vào đó là: Đạm (N); Lân (P2O5); kali (K2O); Vôi (CaO); magie (MgO); silic (SiO2); lưu huỳnh (S); Kẽm (Zn); Bo (B); mangan (Mn); Sắt (Fe); Đồng (Cu) và co ban (Co).
Đối với cây lúa vụ mùa, các yếu tố dinh dưỡng đặc biệt quan trọng giúp cho cây cứng cáp, chống chịu sâu bệnh tối đa. Đó là Silic (SiO2), Silic tham gia cấu tạo "lưới" biểu bì của bẹ, phiến lá, các gai, lông trên mặt lá, phiến lá, bẹ thân, tạo thành màng vững chắc để cây lúa cứng, chống đổ ngã, ngăn cản sự xâm nhiễm của bệnh bạc lá (cháy lá), sự phát triển của sâu rầy và khô vằn, cuốn lá, cây lúa thường hấp thụ silic nhiều nhất vào giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng, các loại phân đơn, phân thông thường NPK đều thiếu silic, điều này đã lý giải cho việc cây lúa dễ ngã đổ, dễ nhiễm sâu bệnh, cây lúa yếu khi được bón phân đơn hoặc phân NPK thông thường.
Sau silic là vôi (CaO) khử chua, khử độc cho đất tạo điều kiện thông thoáng cho rễ phát triển mạnh hấp thụ được nhiều dinh dưỡng cây khỏe, vôi cũng là chất dinh dưỡng để cây tổng hợp tích lũy canxi trong thóc gạo tăng chất lượng nông sản. Các yếu tố dinh dưỡng hỗ trợ cho cây như magie (MgO), lưu huỳnh (S) cùng 6 loại vi lượng cũng rất cần thiết để cho cây lúa khỏe mà các loại phân thông thường đều thiếu.
Tối ưu giúp cây lúa mùa khỏe bằng sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển
Hiện tại đất trồng lúa ở nước ta, đặc biệt đất trồng lúa miền Bắc thiếu trầm trọng các chất vôi (CaO), Silic (SiO2); magie (MgO) và vi lượng, các loại phân đơn NPK thông thường hầu như không bổ sung được gì cho sự thiếu hụt các loại dinh dưỡng trong đất, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển giúp bứt phá trong việc cung cấp hoàn hảo tất cả các loại dinh dưỡng cho cây lúa vụ mùa bằng sự khác biệt đó là: Cân đối khoa học 3 loại dinh dưỡng đạm, lân, kali, cho nhu cầu sinh trưởng của cây, riêng chất silic (SiO2) và vôi (CaO); magie (MgO) mà không có loại phân nào trên thị trường có được, đồng thời đầy đủ 6 chất vi lượng thiết yếu đó là Zn, B, Mn, Fe, Cu và Co…
Một số dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa mùa đang được sử dụng rộng rãi.
Phân NPK Văn Điển chuyên dùng bón lót:
Đa yếu tố NPK 10.7.3 có thành phần dinh dưỡng: N = 10%; P2O5 = 7%; K2O = 3%; CaO = 9%; SiO2 = 6%; MgO = 6%; S = 2% và 6 vi lượng Zn, B, Mn, Fe, Cu, Co.
Đa yếu tố NPK 8.8.4 có thành phần dinh dưỡng: N = 8%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; CaO = 9%; SiO2 = 6%; MgO = 6%; S = 2% và 6 vi lượng Zn, B, Mn, Fe, Cu, Co.
Phân NPK Văn Điển chuyên dùng bón thúc:
Đa yếu tố NPK 12.5.10 có thành phần dinh dưỡng: N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 5%; SiO2 = 4%; MgO = 2%; S = 11% và 6 vi lượng Zn, B, Mn, Fe, Cu, Co.
Đa yếu tố NPK 13.3.10 có thành phần dinh dưỡng: N = 13%; P2O5 = 3%; K2O = 10%; CaO = 5%; SiO2 = 4%; MgO = 2%; S = 11% và 6 vi lượng Zn, B, Mn, Fe, Cu, Co.
Qua 4 dòng sản phẩm phân đa yếu tố NPK Văn Điển rất dễ nhận thấy, bên cạnh 3 thành phần dinh dưỡng là đạm (N); Lân (P2O5) và kali (K), còn có hàm lượng silic (SiO2), rất cao giúp cho cây lúa cứng, bẹ lá, phiến lá dày, dai vững chắc chống lại mưa to, gió lớn cũng như các đối tượng sâu bệnh gây hại, cây lúa được cung cấp đầy đủ lượng silic còn giúp cho vở trấu hạt thóc chắc giảm thiểu sự mọc mầm trên bông khi gặp mưa hoặc ngập úng.
Các thành phần dinh dưỡng khác trong phân bón đa yếu tố NPK như vôi rất tốt cho khử độc đất, cho dinh dưỡng cây, hàm lượng magie (MgO) giúp cho cây nâng cao hiệu suất quang hợp, cây khỏe tổng hợp chất tốt để tạo năng suất cao.
Cùng với tập hợp các chất trung, vi lượng, cây lúa no đủ, người nông dân canh tác không phải bón thêm các loai phân khác sâu bệnh giảm, đồng nghĩa với ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, lúa gạo thu được an toàn.
Hện nay, nhiều địa phương trên cả nước điển hình như Hà Nội, Thái Nguyên, Hòa Bình, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa… sử dụng phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng Văn Điển đã thành tập quán với mức đầu tư lượng bón vừa phải: Phân bón lót trước khi cấy hoặc trước khi gieo sự từ 3 - 10 kg/sào (360m2) sử dụng loại đa yếu tố NPK 10.7.3 hoặc dùng đa yếu tố NPK 8.8.4.
Sử dụng phân bón thúc sau cấy 7 - 10 ngày hoặc sau gieo sạ 20 - 22 ngày (lúa có 4 lá) một trong hai loại phân NPK 12.5.10 hoặc NPK 13.3.10 lượng bón từ 10 - 12 kg/ sào. Bà con nông dân có thể điều chỉnh lượng phân bón thúc theo giống lúa và độ màu mỡ của đất cho phù hợp.
Cây lúa được bón phân chuyên dùng đa yếu tố NPK Văn Điển, rất dễ nhận biết trên đồng ruộng: Lúa tốt đều, thân to, cứng lá dày, phát triển thân lá cân đối, màu lá xanh sáng bóng, chống đổ tốt, chống chịu sâu bệnh gây hại bạc lá, rầy nâu, lúa trỗ đồng đều, bông to, tỷ lệ lép thấp, năng suất cao.
Đặc biệt tỷ lệ gạo lật cao, chất lượng gạo ngon, giá cả phân bón cạnh tranh, giảm chi phí đầu tư cho người sản xuất, đồng thời bổ xung cân bằng lại dinh dưỡng trong đất trồng lúa ở nước ta.