Sản xuất phân bón tại nhà máy Lâm Thao. |
Trong đó phân vô cơ có vai trò quan trọng nhất trong cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây trồng, phân hữu cơ có vai trò không thể thay thế trọng ổn định hàm lượng mùn và khả năng sản xuất tự nhiên của đất, phân vi sinh và phân sinh hóa có vai trò hỗ trợ dinh dưỡng trong trồng trọt.
Người sản xuất thường dùng các loại và dạng phân đơn (đạm ure, supe lân, kali clorua...) hay phân đa yếu tố (NPK) thích hợp để bón cho cây vào các thời kỳ cây sinh trưởng mạnh cũng là thời kỳ cây cần nhiều dinh dưỡng.
Trong đó bón phân vào đất (bón gốc) nhằm cung cấp dinh dưỡng qua rễ cho cây là con đường chính sử dụng phân bón, cũng có thể bón phân cho cây qua lá nhưng còn đường này thường chỉ dùng để bổ sung dinh dưỡng cho cây vì cây không thể hấp thu nhiều vào một thời điểm qua lá.
Cách cung cấp các chất dinh dưỡng trung lượng kinh tế nhất là qua các phân đơn thông dụng (supe lân cung cấp S, lân nung chảy cung cấp Ca, Mg, Si....).
Thông thường, các công ty phân bón thường sản xuất và lưu thông một số phân đa yếu tố chỉ chứa dinh dưỡng đa lượng (N, P, K) nên thường gọi là phân NPK dùng chung cho nhiều đối tượng (cây trồng, đất trồng).
Vì vậy sử dụng các phân này còn phức tạp, do thường phải bón cùng với các phân đơn, nhưng vẫn chưa đảm bảo cân đối dinh dưỡng N, P, K cho cây trồng cụ thể.
Nhiều phân NPK còn chưa được sản xuất theo công nghệ 1 hạt (đảm bảo cho 3 chất dinh dưỡng N,P,K nằm trong 1 hạt phân để tạo tương tác tốt tới cây trồng) nên chưa đảm bảo hiệu quả cao...
Sau nửa thế kỷ sử dụng phân khoáng chú trọng cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, đất trồng dù có tiềm năng các nguyên tố trung lượng cao cũng suy thoái rất nhiều do bị cây trồng khai thác liên tục mà không được trả lại bằng phân bón.
Vì vậy, đã đến lúc rất cần bón phân chứa đủ không chỉ N, P, K mà còn các nguyên tố trung lượng (S, Ca, Mg, Si) cho cây trồng, vì chúng trở thành thiếu và hạn chế năng suất chất lượng sản phẩm cây trồng rõ dù các chất đa lượng (N, P, K) đã được cung cấp đủ...
Để giúp nông dân bón phân cân đối và hợp lý một cách đơn giản việc sản xuất phân đa yếu tố chuyên dùng cần đảm bảo cho mỗi thời kỳ bón cho một cây trồng cụ thể.
Đây cũng chính là các phân đa yếu tố chuyên dùng mà công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao đang sản xuất, với hàng chục dạng, loại cho việc “khép kín” sử dụng cho các loại cây trồng.
Để làm được điều này Công ty luôn quan tâm đầu tư và phối hợp với các nhà khoa học để hoàn thiện sản phẩm phân bón. Từ năm 2012 tại công ty ngoài phân lân supe còn sản xuất phân lân nung chảy, tạo khả năng phối trộn 2 dạng phân lân này để sản xuất các phân đa yếu tố Lâm Thao có nhiều ưu điểm khác biệt: không chỉ có N, P, K với ưu điểm của 2 dạng lân dễ tiêu mà còn có đủ các chất trung lượng S, Ca, Mg, Si thiết yếu nhưng hầu như không làm tăng giá thành phân bón.
Kết quả thực nghiệm bón phân đa yếu tố có chứa đủ N, P, K, Ca, Mg, S, Si cho lúa trên 2 loại đất phù sa và xám bạc màu ở đồng bằng sông Hồng trong 2 vụ xuân và mùa năm vừa rồi đã làm tăng năng suất lúa trung bình 1,105 tấn thóc/ha (39,7 kg thóc/sào) so với bón phân đa yếu tố chỉ chứa N, P, K cùng lượng.
Điều đó chứng minh phân đa yếu tố chuyên dùng là hướng đi hợp lý. Tuy nhiên bà con nông dẫn cần lựa chọn phân bón từ các cơ sở sản xuất phân bón có uy tín và có điều kiện sản xuất ra các phân bón nêu trên.
Cũng cần đánh giá giá trị của phân (đắt, rẻ) và chọn phân sử dụng theo hàm lượng nguyên chất của các nguyên tố dinh dưỡng có trong phân, bón phân theo đúng hướng dẫn (dạng và lượng) vì khi sản xuất phân này nhà sản xuất đã cùng nhà khoa học tính lượng bón sao cho khi bón đúng sẽ đạt năng suất cây trồng với giá trị hàng hóa đúng ở mức có lãi nhất cho sản xuất nông nghiệp.
Bón phân cân đối cho cây trồng là điều không đơn giản vì những lý do sau: Để sinh trưởng và phát triển, cho năng suất và phẩm chất cao, mỗi cây trồng dù có nhu cầu không giống nhau nhưng đều cần 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, chúng được chia ra 3 nhóm theo nhu cầu về lượng: đa lượng (N, P, K), trung lượng (S, Ca, Mg, Si) và vi lượng (Fe, Mn, Cu, Zn, B, Mo, Cl). Mỗi nguyên tố dinh dưỡng nêu trên đều có vai trò xác định và không thể thay thế trong đời sống của cây, nên khi thiếu một trong số chúng, sẽ ảnh hưởng rất xấu tới sinh trưởng, năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng. Thiếu dinh dưỡng thiết yếu ở cây trồng (có thể là loại hay lượng của từng nguyên tố dinh dưỡng) không chỉ phụ thuộc vào cây trồng (loại, giống...) đất trồng mà còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, kỹ thuật canh tác... |