| Hotline: 0983.970.780

Phân bón DAP Đình Vũ cho vùng Đồng Tháp Mười

Thứ Tư 05/09/2018 , 18:35 (GMT+7)

Vùng Đồng Tháp Mười có diện tích tự nhiên khoảng 696.496 ha, gồm 3 tỉnh Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang chia thành 5 nhóm chính, trong đó đất phèn có diện tích lớn nhất (39,2%), kế đến là đất phù sa (37,71%) và đất xám (16,10%).

Phân bón DAP Đình Vũ là lựa chọn tốt cho đồng đất vùng Đồng Tháp Mười

Cả ba nhóm đất của Đồng Tháp Mười đều nghèo lân, lân tổng số thường dưới 0,1% và lân dễ tiêu từ hơi nghèo đến rất nghèo. Do đó, lân là yếu tố hạn chế chủ yếu đến năng suất cây trồng trên các loại đất ở Đồng Tháp Mười. Các kết quả thí nghiệm, thực nghiệm cho thấy năng suất lúa tăng theo lượng lân bón. Bón lân với mức từ 100 - 120 kg P2O5 (600 - 720 kg lân/ha) trở lên mới đảm bảo năng suất lúa.

Kỹ thuật bón lân cho lúa, lượng phân lân sử dụng rất biến động thay đổi từ 17 - 280 kg P2O5/ha ở vụ đông xuân (trung bình 71,8 kg, tương đương 640,8 kg lân quy chuẩn/ha) và từ 8 - 147kg P2O5/ha ở vụ hè thu (trung bình 63,7 kg - 382.2 kg/ha). Tuy nhiên, theo năm canh tác lượng lân bón thích hợp có thể giảm dần do trong đất có dư lại lượng lân dễ tiêu mà cây chưa tiêu thụ hết, vì vậy bà con có kinh nghiệm, những năm đầu mới khai hoang, lượng lân bón cần rất cao, những năm sau lượng lân có thể giảm.

Do đặc tính tự nhiên và cũng là ưu thế đặc biệt của phân phức hợp DAP Đình Vũ là giàu lân và đạm, dễ tiêu và nhả chậm. Nhờ cải tiến công nghệ hiện đại mà độ rã của phân DAP Đình Vũ tăng lên khá nhiều so với thời gian đầu, nhờ đó khi bón lót trong gieo trồng ngũ cốc, hạt nảy mầm là có lân ăn ngay. Phân tan tới đâu, cây ăn tới đó, phù hợp với tốc độ hấp thụ của bộ rễ và quá trình sinh trưởng của cây trồng. Tính nhả chậm cũng hạn chế được thất thoát phân do rửa trôi bề mặt và tầng sâu. Nếu bón phân đúng cách hiệu quả sử dụng lên đến trên 80% ngay trong mùa vụ đầu tiên.

 
Thu hoạch lúa

Nhờ đặc tính “nhả chậm” nên phân bón phức hợp DAP Đình Vũ làm tăng rõ rệt lượng lân dễ tiêu trong đất, có tác dụng kích thích hoạt động của hệ sinh vật đất, để lại lân cho cây trồng ở vụ sau tiếp tục được hưởng thụ. Tuy nhiên, có một hiệu ứng tâm lý xảy ra là khi bón phân DAP cho cây trồng ở những chân đất cao, không chủ động nước tưới, khi bới đất lên vẫn còn lớp vỏ bọc hạt phân tồn trong đất, dễ bị hiểu là phân không được cây ăn hết, nhưng thực tế là phân vẫn còn tác dụng rất lớn cho các vụ sau.

Ngoài cung cấp 2 thành phần dinh dưỡng đa lượng chính là Nitơ (16%) và P2O5 (45%), phân DAP Đình Vũ còn cung cấp một số yếu tố trung, vi lượng ở dạng hoạt hóa rất hữu ích với cây trồng. Các thành phần trung, vi lượng bổ sung này có vai trò quyết định đến quá trình hình thành chất diệp lục, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và năng lượng của thực vật, góp phần tăng chất lượng nông sản, đặc biệt có hiệu quả rõ nét đối với các cây lấy củ, quả, lá, hạt.

Là phân phức hợp bao gồm N (đạm) và P (lân) lại có hàm lượng, chất lượng cao, DAP Đình Vũ cung cấp cân đối, kịp thời, đầy đủ dinh dưỡng cho cây, làm cây khỏe, tăng chống chịu nên giảm áp lực phun thuốc BVTV. Đặc biệt, đối với vùng Đồng Tháp Mười bị nhiễm phèn cần chú ý, khi bón phân DAP Đình Vũ cân bổ sung thêm vôi bột để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ưu điểm lớn nhất của phân DAP Đình Vũ so với các lân super là có công nghệ sản xuất tiên tiến, trong quá trình sản xuất toàn bộ những tạp chất có hại, gây chai cứng đất, điển hình là thạch cao (CaSO4. 2H2O) nên việc sử dụng DAP Đình Vũ sẽ giảm được lượng bón, công vận chuyển, công bón phân cũng như loại trừ về cơ bản những yếu tố gây hại với môi trường, các kết quả nghiên cứu cho thấy, bón 1kg phân DAP tương đương với bón 2,8 kg super lân.

Xem thêm
Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ

THÁI NGUYÊN Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cho hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% so với phương pháp truyền thống.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.