Nhu cầu dinh dưỡng của cây chanh dây
Chanh dây tên khoa học là Passiflora incarnate, nguồn gốc từ các nước Nam Mỹ nhưng đã phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.
Ở Việt Nam chanh dây trồng được trên mọi địa hình, thích hợp với các loại đất thoáng xốp, giàu chất hữu cơ như đất thịt nhẹ, đất đỏ bazan...
Trong các chất dinh dưỡng cây chanh dây cần, đạm là hợp phần quan trọng của chất hữu cơ cấu tạo diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit nucleic, protein. Tăng sinh trưởng và phát triển của các mô sống. Cải thiện chất lượng của rau ăn lá, cỏ khô làm thức ăn gia súc và protein của hạt ngũ cốc.
Lân là trung tâm trong quá trình trao đổi năng lượng và protein của cây. Lân có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây, lân kích thích bộ rễ của cây chanh dây phát triển và tạo điều kiện để cây có thể đồng hóa các chất dinh dưỡng khác.
Phân kali giúp cho cây chanh dây hấp thu được nhiều đạm hơn, hoạt động như chất xúc tác cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu, tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây. Khi ánh sáng yếu kali có tác dụng kích thích quang hợp, tăng sức đề kháng cho cây.
Kali giúp tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh độ pH, lượng nước ở khí khổng. Cần lưu ý kali dễ tan, dễ rửa trôi trong thời gian mưa nhiều và ngập nước, vì thế ở những vùng nhiệt đới với lượng mưa cao người ta thường bón nhiều kali.
Bón phân cho cây chanh dây bằng DAP Đình Vũ
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, trong năm qua, Công ty Cổ phần DAP VINACHEM đã nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ, điều kiện trang thiết bị… để sản xuất thành công trên quy mô công nghiệp và chính thức đưa ra thị trường phân bón DAP Đình Vũ chất lượng cao ngang trình độ thế giới.
Tính theo một cách khác ta thấy, mỗi 1 kg DAP Đình Vũ tương đương 2,8 kg supe lân + 0,34 kg đạm urê. Như vậy, với công nghệ hiện đại, toàn bộ bã thạch cao (CaSO4. 2H2O) có đặc tính làm chai cứng đất và các loại hợp chất khó tiêu khác trong quặng apatite đã bị loại bỏ.
Điều này cải thiện được các đặc tính cơ lý của phân như góp phần làm tăng độ rã. Đây là thành quả của việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ thế giới trong sản xuất phân bón ở nước ta.
Do hàm lượng dinh dưỡng cao, khi bón lót DAP Đình Vũ cho cây chanh dây chỉ cần 0,2kg DAP Đình Vũ/gốc. Nên bón thêm phân hữu cơ 10 - 15kg. Sau khi bón lấp 1/3 lớp đất mặt xuống hố, trộn đều lớp đất còn lại với toàn bộ lượng phân bón lót và lấp đầy hố.
Giai đoạn kiến thiết cơ bản (1 - 6 tháng): 0,5kg DAP Đình Vũ + 0,3kg kali cho 1 gốc chanh dây. Thời điểm bón phân DAP và kali bón sau trồng 20 ngày, các lần tiếp theo cứ 15 ngày bón 1 lần (chia đều 10 - 12 lần bón). Phân lân bón riêng và chia hai lần bón, lần thứ nhất sau khi trồng 60 ngày, lần tiếp theo 150 ngày sau trồng. Bón lấp xung quanh bồn, tránh gây đứt rễ.
Giai đoạn kinh doanh (từ 7 tháng tuổi trở lên): 0,5kg DAP Đình Vũ + 1,5kg kali (tính cho 1 gốc/năm). Thời điểm bón phân DAP Đình Vũ và kali (bón khoảng 20 lần/năm), cứ 15 - 20 ngày bón 1 lần, chia làm 3 lần bón.
Ngoài ra, trong quá trình canh tác cần phun thêm các loại phân bón qua lá có chứa các trung, vi lượng như Ca, Mg, S, B, Mo, Fe,…nhằm thúc đẩy cây sinh trưởng phát triển, kích thích ra hoa đậu trái sau các lần thu họach.
Phân DAP Đình Vũ có đặc tính “nhả chậm”, cung cấp dần dinh dưỡng cho cây, nên hạn chế được quá trình thất thoát phân bón, giúp cây trồng hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng. Hàm lượng dinh dưỡng phân bón DAP Đình Vũ cao, ít tạp chất hạn chế việc chai cứng đất và thoái hóa đất trồng, đặc biệt là không bị rửa trôi, nên không ảnh hưởng đến môi trường.