| Hotline: 0983.970.780

Phân bón Văn Điển, chìa khóa thâm canh hiệu quả lúa xuân 2024 ở phía Bắc

Thứ Hai 18/03/2024 , 17:34 (GMT+7)

Những ngày đầu năm mới Giáp Thìn, tại các tỉnh phía Bắc có rét đậm lại mưa xuân, theo kinh nghiệm, đây là dấu hiệu vụ lúa xuân thắng lợi.

Phân bón Văn Điển là một trong những lựa chọn hoàn hảo cho bà con nông dân phía Bắc.

Nững lưu ý vụ lúa xuân 2024

Tuy nhiên, để giảm sâu bệnh dịch hại, giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng hạt gạo, cần lựa chọn đúng phân bón và sử dụng một cách thông minh, trong đó Phân bón Văn Điển là một trong những lựa chọn hoàn hảo cho bà con nông dân phía Bắc.

Về thời vụ gieo cấy: Vụ xuân 2024, Lập Xuân vào ngày 4/2/2024 (tức ngày 25/12/2023 Âm lịch), vì vậy để đảm bảo cho lúa xuân sinh trưởng, phát triển và trỗ bông an toàn trong điều kiện thuận lợi nhất nên gieo mạ trước Tết Nguyên đán, tập trung từ ngày 1 - 4/2/2024, cấy từ ngày 14/2.

Hoàn thành cấy trước ngày 25/2/2024. Gieo mạ theo phương thức mạ nền là chủ yếu. Khuyến khích nhân rộng mô hình áp dụng mạ khay, máy cấy và chỉ nên gieo sạ ở những vùng chủ động nước.

Mạ dược và mạ dày xúc: Gieo từ ngày 20 - 23/1; cấy từ ngày 14/2 trở đi (cấy khi mạ đạt 4 - 5 lá). Mạ nền: Gieo từ ngày 1 - 4/2; cấy từ ngày 14 - 25/2 (cấy khi mạ đạt 2,5 - 3 lá). Gieo sạ: Từ ngày 14 - 17/2.  Mạ dự phòng: Mỗi địa phương bố trí gieo dự phòng 10% diện tích, gieo theo phương thức mạ nền từ ngày 6 - 8/2.

Lưu ý: Chủ động biện pháp bảo vệ, chống rét cho mạ khi nhiệt độ không khí xuống dưới 15 độ C. Chỉ cấy hoặc sạ khi nhiệt độ bình quân ngày ≥15 độ C. Gần thời điểm ngâm ủ và gieo sạ cần theo dõi chặt chẽ dự báo thời tiết, nếu cần thiết phải điều chỉnh thời gian gieo cho phù hợp.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển từ lâu đã là người bạn tri kỷ với bà con nông dân trồng lúa ở phía Bắc.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển từ lâu đã là người bạn tri kỷ với bà con nông dân trồng lúa ở phía Bắc.

​​​​​​​Để giúp cây lúa vụ xuân sinh trưởng khỏe, nhằm giảm sâu bệnh hại, giảm chi phí tăng năng suất, chất lượng hạt gạo, nâng cao hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường...., nhà nông cần tuân thủ hướng dẫn kỹ thuật lựa chọn và sử dụng sản phẩm phân bón, chuẩn bị cho công tác chăm bón cây lúa trong vụ xuân năm 2024 ở các tỉnh phía Bắc.

Cụ thể, bên cạnh việc lựa chọn bộ giống và thời vụ gieo cấy thích hợp, giải pháp dinh dưỡng cây trồng có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi “Công cấy là công bỏ, bón phân làm cỏ là công ăn”.

Ưu điểm của lân nung chảy Văn Điển

Hàng chục năm qua, người nông dân Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên,… cũng như các tỉnh, thành khu vực phía Bắc đã chọn Phân bón Văn Điển như một người bạn tri kỷ.

Trong đó, Phân lân nung chảy Văn Điển chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó lân (P2O5) 15-19%; magie (MgO) 15-18%; silic (SiO2) 24-32%; canxi (CaO) 28-34% và đầy đủ các chất vi lượng như: Sắt 4%, mangan 0,4%, đồng 0,02%, molipden 0,001%, coban 0,002, bo 0,008%, kẽm 0,00014%.

Đặc biệt, các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong Phân bón Văn Điển được cây trồng sử dụng hết trên 98% vừa đạt hiệu quả sử dụng cao mà không còn để lại tồn dư gây hại cho đất và môi trường.

Phân lân nung chảy Văn Điển chứa hàm lượng cao các chất kiềm và kiềm thổ (Ca, Mg, Si…) nên thuộc dạng phân sinh lý kiềm, có tác dụng hạ chua, khử độc đất, rửa mặn, bồi bổ và tăng độ tơi xốp cho đất.

Hơn nữa, sản phẩm này không tan trong nước nên không bị thất thoát do rửa trôi, bay hơi hay bị chất sắt (Fe), nhôm (Al) bám giữ như các loại phân bón khác.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa mang lại niềm vui cho bà con nông dân.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa mang lại niềm vui cho bà con nông dân.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển

Phân bón Văn Điển chỉ tan trong môi trường a xít yếu do rễ cây tiết ra, được cây ăn từ từ trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, nếu cây không ăn hết thì phân còn tồn lại cho các vụ sau.

Phân lân nung chảy Văn Điển kết hợp với đạm urê, kali và một số dinh dưỡng vi lượng sản xuất phân đa yếu tố NPK chuyên dùng cho lúa.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa có nhiều loại công thức khác nhau như:

- Phân đa yếu tố NPK (16-5-17): Hàm lượng N: 16%, P2O5: 5%, K2O: 17% Mg: 5%, SiO2: 7%, CaO: 8%, S: 2%,…  

- Phân bón đa yếu tố NPK (13-3-10) hay “Lúa 2”: Hiện đang được bà con sử dụng phổ biến ở nhiều nơi.

Đây là các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng đạm cao, giúp cây lúa đẻ khỏe, vươn lá, vươn thân. Hàm lượng dinh dưỡng kali khá cao trong phân bón thúc nhằm “đặt vòng” cho lúa đẻ nhánh vừa phải.

Kali giúp tăng hiệu suất quang hợp tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ, đồng thời vận chuyển dòng nhựa luyện về nuôi các nhánh lúa mới đẻ, giúp các nhánh phát triển thành bông hữu hiệu, giúp ruộng lúa thông thoáng nhưng  khóm lúa gọn, nhiều bông.

Ngoài việc cân đối NPK theo nhu cầu cây lúa giai doạn đẻ nhánh, phân bón đa yếu tố còn đủ mặt các chất trung, vi lượng giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận.

Sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK 16-5-17 Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa dạng hạt.

Sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK 16-5-17 Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa dạng hạt.

- Phân đa yếu tố NPK (6-12-3, 10-10-5, 10-7-3) hoặc phân đa yếu tố “Lúa 1”: Chuyên bón lót cho lúa  có đủ và cân đối các chất dinh dưỡng NPK, các chất trung và vi lượng cần thiết cho cây lúa giai đoạn làm đòng, trỗ bông, giúp cây lúa tăng sức chống chịu các yếu tố bất thuận, tăng năng suất, chất lượng nông sản.

Đây là những loại phân bón có nguồn gốc khoáng thiên nhiên, thân thiện môi trường,  đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp bền vững, đặc biệt hiệu quả đối với cây lúa trên chân đất lầy thụt, chua trũng.  

Vì vậy, dù nhà sản xuất là Công ty Cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển không quảng bá sản phẩm nhiều, bà con nông dân nếu ai đã từng dùng dễ dàng bị thuyết phục bởi hiệu quả cao của nó với cây lúa mà không có loại phân bón vô cơ nào khác có được.

“Lót sâu, thúc sớm”

Theo khuyến cáo các chuyên gia, mỗi sào lúa xuân ở các tỉnh phía Bắc cần chăm sóc cơ bản như sau:

Bón lót: Tùy thuộc chân ruộng, giống lúa và lượng phân hữu cơ mà bón khoảng 15-20kg phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón lót lúa. Ruộng chân cao, cấy lúa ít thóc thì bón ít, ruộng thấp trũng, chua nhiều, cấy lúa nhiều thóc thì bón nhiều.

Để phân bón lót được trộn đều và gửi xuống các lớp đất phía dưới, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng giai đoạn lúa làm đòng, trỗ bông; phân nên rải đều ra ruộng trước khi bừa cấy hoặc trước lượt bừa cuối cùng; nếu lo mất nước, mất phân có thể rải phân ngay sau khi bừa xong, khi nước còn đục, bùn còn lỏng.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển ngoài thành phần đa lượng là NPK còn chứa đầy đủ các dinh dưỡng trung, vi lượng rất cần thiết khác cho cây lúa.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển ngoài thành phần đa lượng là NPK còn chứa đầy đủ các dinh dưỡng trung, vi lượng rất cần thiết khác cho cây lúa.

Bà con chú ý: Không nên bón phân lót sau khi nước đã trong, bùn đã lắng.

Bón thúc: Căn cứ vào chân ruộng, lượng phân đa yếu tố NPK đã bón lót và tình hình sinh trưởng của mỗi giống lúa, nhà nông chuẩn bị phân chuyên bón thúc cho lúa xuân 2024 như sau:

- Ruộng lúa cấy dày, cấy to, chân ruộng thấp trũng: Bón khoảng 10-12 kg/sào; ruộng vàn, vàn cao, hay mất nước, cấy giống lúa cao sản cần bón khoảng 12-15kg/sào.

- Riêng chân ruộng cao ghềnh, giống lúa cứng thân, phương thức gieo vãi hoặc thời tiết ấm nhiều bón thúc làm 2 lần: Với lúa cấy cả cấy thủ công hay cấy máy cần bón phân thúc đẻ sớm ngay khi lúa ra lá non hoặc ra rễ trắng, bón 60-70% lượng phân bón thúc.

Với lúa gieo sạ (gieo vãi),cần gieo rất thưa, khi cây lúa 2,5-3,0 lá nên bón nhử khoảng 1,5-2kg ure/sào, nếu thời tiết thuận 1 tuần sau bón khoảng 60-70% lượng phân bón thúc. Khi lúa chuẩn bị phân đốt, bón hết lượng phân còn lại…

Không được bón phân đạm đơn và bón lai rai để phòng rầy nâu và bệnh bạc lá có thể phát dịch giai đợn cuối vụ. Đồng thời, với bón phân thúc, bà con cần điều tiết nước hợp lý theo phương châm Nông - Lộ - Phơi. Đặc biệt, giai đoạn lúa đẻ nhánh để phòng tránh và xử lý bệnh đạo ôn được hiệu quả.

Thực hiện đúng kỹ thuật này, ruộng lúa sẽ thông thoáng, màu sắc lá xanh sáng, ít sâu bệnh hại, lúa đứng cây, ít đổ ngã, bộ lá lúa vàng tươi đến khi bông lúa chín hoàn toàn, đảm bảo chất lượng lúa gạo, nâng cao giá trị nông sản, hiệu quả kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường. Chọn đúng phân bón và bón đúng thời vụ, đúng kỹ thuật là cách làm thông thái của bà con nông dân thời đại 4.0.

Lưu ý, sử dụng Phân bón đa yếu tố NPK chuyên bón lót và chuyên bón thúc lúa không bón thêm phân đơn, không bón muộn, không bón rải làm nhiều lần. Sử dụng Phân bón Văn Điển hợp lý là chìa khóa thâm canh cây lúa xuân hiệu quả, tiết kiệm, giúp cây lúa khỏe, chống chịu sâu bệnh hại, tăng năng suất, chất lượng hạt gạo.

Xem thêm
Thuốc trừ sâu, trừ nhện Kingspider 93 SC

Kingspider 93 SC là hỗn hợp của hoạt chất: Spirodiclofen 75 g/kg + Emamectin benzoate 18 g/kg, là thuốc trừ sâu ăn lá và chích  hút đặc biệt rất công hiệu trừ nhện các loại.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?