Với lợi thế về thổ nhưỡng và khí hậu, các tỉnh miền núi phía Bắc phát triển nhiều vùng cây công nghiệp nổi tiếng cả nước, như chè ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La… vùng mía ở Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái.
Ngoài ra, còn có các loại cây công nghiệp đặc sản như cà phê chè ở Sơn La, Điện Biên. Trong đó, chè búp, cà phê, mía là những cây công nghiệp mũi nhọn được các địa phương đầu tư phát triển.
Cây chè là cây thức uống quan trọng tại Việt Nam và trên thế giới, cây chè sống lưu niên, chỉ trồng mới một lần, sau 20 - 30 năm mới phải trồng lại. Hàng năm, chè cho thu hái nhiều lứa nên chè đã lấy đi một lượng chất dinh dưỡng rất lớn.
Theo kết quả nghiên cứu khoa học dinh dưỡng cây chè cho thấy, thời kỳ kinh doanh chất lượng búp tốt và năng suất cao, cây chè cần các loại dinh dưỡng đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O) và các chất magie (MgO), canxi (CaO), silic (SiO2), lưu huỳnh (S) cùng các chất vi lượng: Bo (B), kẽm (zn), sắt (Fe), mangan (Mn), Đồng (Cu)…
Thực tế, các vùng trồng chè hiện nay ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong đất rất thiếu lân (P2O5), magie (MgO), silic (SiO2) và các chất vi lượng. Bên cạnh đó, việc bà con nông dân sử dụng quá mức phân đạm cho cây chè để lại hậu quả cây yếu, sức đề kháng kém, sâu bệnh gây hại phát triển tràn lan.
Ngoài ra, lạm dụng thuốc BVTV cũng ảnh hưởng chất lượng chè thương phẩm, ô nhiễm môi trường, giảm tuổi thọ của cây cũng như năng suất búp.
Nhận thức được những hạn chế, các vùng trồng chè chuyên canh ở Mộc Châu, Chiềng Ve (Sơn La), Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương (Thái Nguyên), Thanh Sơn, Đoan Hùng, Hạ Hoà (Phú Thọ), đặc biệt hai liên doanh sản xuất chè Phú Đa, Phú Bền đã sử dụng hoàn toàn sản phẩm Phân bón Văn Điển trong nhiều năm qua.
Phân bón Văn Điển là phân bón duy nhất được công nhận là phân đa yếu tố dinh dưỡng, phân lân nung chảy Văn Điển có thành phần dinh dưỡng P2O5 = 16%; CaO = 30%; MgO = 15%; SiO2 = 24%; B = 0,02%; Zn = 0,02%; Fe = 0,04%; Mn = 0,01%; Cu = 0,02%.
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển được sản xuất từ lân nung chảy Văn Điển phối hợp với urê, kali, lưu huỳnh. Trên dây chuyền công nghệ hiện đại sản xuất ra các dòng sản phẩm NPK có chứa 13 - 16 loại chất dinh dưỡng.
Các dòng sản phẩm được bà con nông dân trồng chè ưa dùng. Đa yếu tố NPK chuyên dùng bón khi đốn chè: NPK 10.10.5, sản phẩm có thành phần dinh dưỡng: N = 10%; P2O5 = 10%; K2O = 5%; CaO = 9%; MgO = 6%; SiO2 = 9%; S = 1%; 6 loại vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Co, Cu…
Trong một niên vụ, phân được bón vùi vào tháng 11 hoặc tháng 12 trước khi đốn chè, lượng bón từ 500 - 700 kg/ha, cách bón cày rạch sâu giữa 2 hàng chè rải phân lấp đất tủ gốc sau khi đốn.
Bón phân thúc cho chè vào thời gian thu hái trong năm. Phân bón thúc thường sử dụng NPK 20.5.5. Có thành phần dinh dưỡng: N = 20%; P2O5 = 5%; K2O = 5%; CaO = 4%; MgO = 4%; SiO2 = 2%; S = 1% và 6 loại vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Co, Cu …
Cũng có địa phương bà con ưa dùng NPK 22.5.11 Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: N = 22%; P2O5 = 5%; K2O = 11%; CaO = 4%; MgO = 4%; SiO2 = 2%; S = 1%.
Riêng 6 loại vi lượng Zn, B, Mn, Fe, Co, Cu… được bón từ 2 - 3 lần vào các tháng: Lần 1: Bón tháng 4; lần 2 bón tháng 6; lần 3 bón tháng 8 - 9. Lượng bón từ 300 - 400kg/ha cho mỗi lần bón.
Cách bón: gạt cỏ, rác, lá ở rạch luống, rải phân, phủ lá lên kín phân, nếu có điều kiện thì sau rải phân tưới nước hoặc bón đón mưa, hay bón sau mưa khi đất còn ẩm 85%.
Các vùng chè ở Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương (Thái Nguyên) các vườn nhà thường ưa sử dụng phân NPK 16.8.8 để bón thúc cho cây chè.
Tất cả các vườn chè được bón phân Văn Điển cây no đủ dinh dưỡng, dày búp, búp mập, màu bóng xanh sáng, bóng có mùi thơm nhẹ, kháng nhiều loại sâu bệnh như bọ xít muỗi, rầy xanh, nhện, rệp... giảm dùng thuốc bảo vệ thực vật, búp chè sạch, thu hái nhiều lứa trong năm, tăng 1,5 - 2 lần năng suất so với bón các loại phân khác, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con trồng chè.
Đối với cây cà phê ở Sơn La, Điện Biên, Phân bón Văn Điển lại bén duyên từ lâu, với diện tích hơn 17.000ha cà phê chè (Aribica) ở Mai Sơn, Thuận Châu, Sốp Cộp, Yên Châu và thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) và Mường Ẳng (tỉnh Điện Biên).
Là những vùng khí hậu nóng ẩm, đặc trưng phù hợp nông học cây cà phê chè, đất đỏ vàng tơi xốp, tầng canh tác dày, tuy nhiên dinh dưỡng đất lại chua nặng, nghèo lân, vôi, magie, vi lượng, địa hình dốc, sói mòn, rửa trôi mạnh, bón các loại phân tan nhanh, thiếu các loại chất trung vi lượng, cây cà phê thường "đói" sinh trưởng, phát triển yếu.
Chỉ có phân bón Văn Điển là phù hợp với cây cà phê chè nơi đây, hơn chục năm qua toàn bộ diện tích cà phê chè Sơn La, Điện Biên bà con ưa dùng phân bón Văn Điển cho cây cà phê chè thời kỳ kinh doanh và cách bón như sau:
* Bón đợt 1: Bón cho cà phê sau thu hoạch quả, việc cung cấp dinh dưỡng cho cây phục hồi sức khỏe sau khi đã nuôi quả, cây phục hồi nhanh bộ rễ tơ, bộ lá nuôi cành bánh tẻ cho quả năm sau, bà con sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển bón 2,0 - 3,0kg/cây + 20 - 25kg phân (bò, trâu) + 1,0 - 1,5kg/cây phân đa yếu tố NPK 5.10.3 hoặc dùng 0,5 - 0,8kg NPK 10.7.3.
Đào rạch quanh bồn hoặc quanh hình chiếu tán cây rải đều phân sau đó phủ kín đất tưới ẩm hoặc bón khi đất còn ẩm sau mưa.
* Bón đợt 2: Bón thúc ra hoa đầu mùa mưa, sử dụng NPK 12.5.10 hoặc NPK 13.3.10 Văn Điển, lượng bón 1,0-1,5 kg/cây. Rải đều phân lên mặt rãnh đã bón đợt 1, tưới cây hoặc bón sau mưa đất còn ẩm.
* Bón đợt 3: Thúc sau đậu quả, nuôi quả. Sử dụng loại phân NPK 12.8.12, lượng bón từ 1,5 - 2,0 kg/cây, rải đều phân dưới tán cây cách gốc 80 - 100cm, sau đó tưới nước hoặc bón theo mưa.
* Bón đợt 4. Thúc quả tạo hạt nhanh và nuôi cành bánh tẻ cho quả năm sau. Sử dụng NPK 12.8.12 Văn Điển, lượng bón 1,0 - 1,5 kg/cây, rải đều phân dưới tán cây, đất dốc bón theo mép trong bồn giữ màu, cách xa gốc 60 - 100 cm tưới nước hoặc bón theo mưa.
Phân bón Văn Điển tan từ từ, hạn chế rửa trôi trên đất dốc, cung cấp đủ 13 - 16 loại chất dinh dưỡng cho cây cà phê chè, khử chua, xúc tác bộ rễ tơ phát triển hấp thụ được tối đa dinh dưỡng từ đất, bộ lá khỏe, dày do đầy đủ magie cây quang hợp mạch tạo nhiều chất khô, tạo hạt mẩy năng suất cao, cây khỏe mạnh, kháng tốt sâu bệnh, giảm dùng thuốc nâng cao giá trị cảu hạt cà phê chè ngon nổi tiếng trong nước và xuất khẩu.
Các vùng trồng cà phê chè Sơn La, Điện Biên bà con đổi đời nhờ trồng cà phê và sử dụng Phân bón Văn Điển, năng suất tăng 1,8 - 2,4 lần so với dùng các loại phân khác cùng mức chi phí, chất lượng quả 2 - 3 nhân đạt 90%. Hương vị cà phê chè đặc trưng, đạt tiêu chuẩn cấp quốc gia.
Còn ở vùng trồng mía Hòa Bình bà con nông dân quen dùng phân bón Văn Điển thâm canh mía tím.
Các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn hàng ngàn ha mía cho năng suất cao, chất lượng ngon nổi tiếng một phần quan trọng, nhờ sử dụng phân Văn Điển.
Cây mía bên cạnh cần đạm, lân, kali, trong đó mía lại cần silic (SiO2) gấp 4 lần đạm, thiếu silic vỏ, bẹ, phiến lá mỏng, nhiễm sâu bệnh, giảm quang hợp, giảm tổng hợp đường, năng suất thấp, ít ngọt, thiếu vi lượng ít thơm, ngậy, thiếu magie (MgO) mía rớt lá, yếu cây năng suất thấp.
Các loại phân thông thường đều không đáp ứng nhu cầu nông học của cây mía. Phân bón Văn Điển là phân duy nhất cung cấp hoàn hảo tất cả các loại chất dinh dưỡng, cây mái cần đặc biệt trong phân giàu silic, magie, vi lượng bởi vậy cây khỏe, đề kháng sâu bệnh cao, cho năng suất, chất lượng tuyệt hảo làm lên thương hiệu mía tím Tân Lạc, Lạc Sơn.
Các dòng sản phẩm phân bón Văn Điển bà con Hòa Bình đang sử dụng bón cho cây mía. Phân lân nung chảy Văn Điển bón lót cho mía trồng mới 600- 700kg/ha. Phân đa yếu tố NPK 12.5.10 bón thúc cho mía đẻ nhánh bón 2 đợt:
* Đợt 1: bón sau thu hoạch dọn vườn cày lọng hai bên luống rải phân 300 - 400kg/ha rồi lấp đất.
* Đợt 2: Bón khi mía có 5 - 6 lá bón 300 - 400 kg/ha. Bón thúc cho mía vươn lóng tích đường bà con dùng NPK 12.7.20, bón vào lúc mía có 4 - 5 lóng, lượng bón 400 - 500 kg/ha. Sau mỗi lần bón phân vun luống, phủ đất kín phân.