| Hotline: 0983.970.780

Trong phân lân nung chảy Văn Điển có trên 80% là trung, vi lượng

Thứ Ba 09/05/2023 , 13:49 (GMT+7)

Thay vì mua và bón riêng phân trung, vi lượng, bà con nông dân sử dụng phân lân nung chảy Văn Điển sẽ mang lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần.

Thay vì mua riêng phân trung, vi lượng để bón cho cây trồng, bà con nông dân nên sử dụng lân nung chảy Văn Điển bởi ngoài thành phần 67 - 82% trung, vi lượng, lân nung chảy Văn Điển còn chứa 16% lân (P2O5).

Bởi trong phân lân nung chảy Văn Điển, ngoài thành phần đa lượng chính là 16% lân hữu hiệu (P2O5), tổng dinh dưỡng trung, vi lượng có trong phân lân Văn Điển chiếm từ 67 - 82%.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công lĩnh vực nông học, dinh dưỡng cây trồng nhiều thập kỷ qua và chỉ ra rằng, để cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, đề kháng tốt sâu bệnh cũng như bất thuận của thời tiết, cần được cung cấp đầy đủ từ 13 - 16 loại chất dinh dưỡng khác nhau, được chia làm 3 nhóm.

Nhóm dinh dưỡng đa lượng, gồm các dinh dưỡng nhiều chất: Đạm (N); Lân (P2O5); Kali (K2O), được gọi là dinh dưỡng chủ yếu.

Nhóm dinh dưỡng trung lượng, cây trồng cần vừa phải, nhưng không thể thiếu bao gồm: canxi (CaO); magie (MgO); Silic (SiO2) và lưu huỳnh (S).

Nhóm dinh dưỡng vi lượng, bao gồm những chất sau: Bo (B); Kẽm (Zn); Mangan (Mn); Sắt (Fe); Đồng (Cu) Molepden (Mo); Coban (Co).

Lân nung chảy Văn Điển có chứa 10 loại chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng khác nhau gồm: P2O5 = 16%; CaO = 30%; MgO = 15%; SiO2 = 25%; B = 0,04%; Zn = 0,02%; Fe = 0,04%; Cu = 0,01%; Mn = 0,02%; Co = 0,01%.

Lân nung chảy Văn Điển có chứa 10 loại chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng khác nhau gồm: P2O5 = 16%; CaO = 30%; MgO = 15%; SiO2 = 25%; B = 0,04%; Zn = 0,02%; Fe = 0,04%; Cu = 0,01%; Mn = 0,02%; Co = 0,01%.

Vai trò của các nhóm dinh dưỡng đa lượng

Dinh dưỡng đa lượng là những chất dinh dưỡng chính mà cây trồng cần không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng phát triển.

Chất đạm (N) cần nhiều chất ở thời kỳ phát triển thân, cành, lá, búp, thiếu đạm cây còi cọc sinh trưởng kém, sức đề kháng sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh giảm sút, năng suất, chất lượng nông sản rất thấp.

Nhưng nếu thừa đạm, cây sẽ nhiều lá, ít hoa, quả hạt… nhiều sâu bệnh gây hại nặng, sức đề kháng điều kiện ngoại cảnh kém năng suất thấp, chất lượng nông sản giảm sút…

Chất lân (P2O5) là dinh dưỡng thiết yếu, giúp cho bộ rễ cây phát triển hấp thụ được nhiều thức ăn trong đất, nước, giúp cho cây phân hóa mầm hoa, tổng hợp chất tinh bột, đường tăng sức khỏe cho cây trồng, giảm thiểu sâu bệnh gây hại.

Cây trồng hấp thụ lân suốt quá trình sinh trưởng, thiếu lân cây trồng trở lên còi cọc, năng suất thấp, tuổi thọ của cây rút ngắn lại, nhanh già.

Chất kali (K2O) giúp cho cây tổng hợp các loại đường, tinh bột trong hạt, củ… cũng góp phần giúp cây đậu quả, giảm tỷ lệ lép hạt.

Thiếu kali, cây dễ mắc bệnh, năng suất thấp, tỷ lệ đường trong củ quả không cao, thừa kali cây bị kìm hãm không hấp thụ được đạm, lân, cây cằn cọc không phát triển.

Vai trò của nhóm dinh dưỡng trung lượng: canxi, magie, silic, lưu huỳnh

Canxi (CaO) hay gọi là vôi, là thức ăn của cây trồng, cây hấp thụ canxi để điều hòa dịch cây, lưu hóa các dòng nhựa nguyên và nhựa luyện.

Canxi tham gia cấu tạo tế bào cây, tích lũy ở quả, hạt, lá các loại rau, thiếu can xi lá cây nhạt màu biến dạng, sức quang hợp kém ảnh hưởng đến năng suất chất lượng đặc biệt với cây ăn quả có múi, mía đường.

Canxi còn khử độ chua cho đất tạo môi trường pH thích hợp cho cây, cùng các chất hữu cơ trong đất tổng hợp mùn tơi xốp đất cho bộ rễ cây hô hấp tốt hơn.

Magie (MgO) là một trong những chất thiếu yếu cho cây trồng, thành phần quan trọng của chất diệp lục (chlorophyl) đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp trao đổi chất tổng hợp đường, protein, lipit trong cây.

Magie giúp bộ lá cây xanh dày, tăng cường quang hợp ánh sáng, sinh trưởng khỏe, thiếu magie, cây giảm quang hợp, ít diệp lục, lá mỏng, tổng hợp trao đổi chất dinh dưỡng kém, cây yếu, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản.

Magie được cây trồng hấp thụ dưới dạng Ion Mg2+, Mg2+ ở lá, magie hầu hết đều nằm trong nhựa cây và tế bào chất.

MgO góp phần điều hòa pH dịch bào, thực hiện một số chức năng hóa sinh như hình thành diệp lục, sản xuất enzym, chuyển hóa hydrat cacbon và việc chuyển năng lượng tổng hợp protein. Vì vậy bón phân magie đủ cho cây trồng giúp cây trồng cho năng suất cao.

Silic (SiO2) giúp cho cây trồng hình thành lớp cutin dưới mặt lá, tăng cường độ cứng cho thân cây, ngăn ngừa sâu bệnh, côn trùng gây hại, giúp cho cây giảm bốc hơi nước, cây trồng chịu hạn tốt hơn, tăng cường độ xốp, thông thoáng cho đất, cân bằng nâng cao lượng khoáng chất trong đất để cây dễ hấp thụ.

Phân bón chứa silic giúp cho cây trồng hoa màu tăng năng suất, rau quả có vị thơm ngon, đặc biệt các loại cây cần nhiều silic như: lúa, ngô, dứa. Ngoài ra, silic còn đóng vai trò là dinh dưỡng đa lượng.

Lưu huỳnh (S) tham gia việc tổng hợp protein, tạo glucoxit, hoạt hóa một số chất men, lưu huỳnh cũng cần thiết cho hoạt động của diệp lục (Clorophyl), hỗ trợ lá hấp thụ CO2 tạo thành đường, tham gia cấu trúc các vitamin B và H tổng hợp axit béo trong cây.

Cây trồng thiếu lưu huỳnh, lá vàng do mất diệp lục tố, thân, cành bé lại, đốt ngắn, dễ kém phát triển ảnh hưởng đến năng xuất.

Phân lân nung chảy Văn Điển được nông dân trong và ngoài nước tin tưởng sử udngj trên 60 năm qua.

Phân lân nung chảy Văn Điển được nông dân trong và ngoài nước tin tưởng sử udngj trên 60 năm qua.

Vai trò của nhóm dinh dưỡng vi lượng

Nhóm dinh dưỡng vi lượng bao gồm: Bo (B), Kẽm (Zn), Sắt (Fe), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Molepden (Mo), Coban (Co).

Đây đều là những loại chất cây trồng cần rất ít nhưng không thể thiếu được, các chất vi lượng đều tham gia cấu trúc hoạt động của các men chuyển hóa dinh dưỡng trong cây, tham gia cấu tạo các vitamin trong rau, củ, quả, hạt, dầu... tham gia tạo thành các hợp chất thơm trong rau củ quả, làm tăng chất lượng nông sản.

Thiếu vi lượng ảnh hưởng đến chuyển hóa trong cây, cây trồng dễ mắc các bệnh thể hiện các vết màu lục, tím, đốm trên lá do thiếu vi lượng, các loại cây gia vị kém mùi thơm đặc trưng của giống.

Sản xuất, sử dụng các loại phân bón cho cây trồng

Hiện nay, các loại phân được sản xuất hàng loạt phục vụ cho thâm canh cây trồng tập trung vào nhóm phân đa lượng mà cây trồng cần nhiều nhất là: Đạm, lân, kali và các loại NPK thông thường, đạm urê có (N) = 46%; supe lân có (P2O5) = 16%; kaliclorua có (K2O) = 60%.

Các loại phân NPK tùy theo nhà sản xuất mà có các dòng sản phẩm có tỷ lệ % (N, P, K) khác nhau, nhưng cũng chỉ có chủ yếu là 3 loại chất dinh dưỡng là (N, P, K).

Tuy nhiên, chỉ có phân bón Văn Điển có rất nhiều loại chất dinh dưỡng: Phân lân nung chảy Văn Điển có 10 loại chất dinh dưỡng gồm: P2O5 = 16%; CaO = 30%; MgO = 15%; SiO2 = 25%; B = 0,04%; Zn = 0,02%; Fe = 0,04%; Cu = 0,01%; Mn = 0,02%; Co = 0,01%.

Trong phân lân nung chảy Văn Điển, ngoài 16% P2O5 còn lại 70% là các chất dinh dưỡng trung lượng CaO; MgO; SiO2 và khoảng 1% là các chất vi lượng.

Đặc biệt, phân bón NPK đa yếu tố Văn Điển có chứa đến 13 loại dinh dưỡng. Bên cạnh 3 loại chất (N, P, K) còn có 4 chất trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S) và 6 chất vi lượng: B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co... theo tỷ lệ % các chất tùy theo từng dòng sản phẩm NPK.

Các nhà sản xuất phân đạm, lân, kali, và các loại NPK đều phải tuân thủ quy chuẩn của nhà nước cụ thể quy định của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đồng thời thường xuyên được kiểm tra hậu kiểu bởi lực lượng quản lý thị trường ở các địa phương theo các tiêu chuẩn tỷ lệ % của N, P. K có trong từng dòng sản phẩm.

Tổng dinh dưỡng có trong phân lân Văn Điển đạt 86% nên khi bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển không phải bón thêm bất cứ loại phân trung, vi lượng nào khác, đặc biệt là các loại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, cao su, cây ăn quả.

Tổng dinh dưỡng có trong phân lân Văn Điển đạt 86% nên khi bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển không phải bón thêm bất cứ loại phân trung, vi lượng nào khác, đặc biệt là các loại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, cao su, cây ăn quả.

Tuy nhiên, các quy định về tiêu chuẩn, tỷ lệ % các chất trong phân còn hạn chế, việc sản xuất các dòng sản phẩm phân trung lượng, vi lượng còn nhiều bất cập, nhiều loại phân trung, vi lượng chất lượng kém vẫn lưu hành trên thị trường, người nông dân chưa hiểu và cũng chưa biết nhận dạng hiểu rõ từng loại phân trung lượng, vi lượng, không ít người mua phải phân bón trung lượng, vi lượng kém chất lượng thậm chí phân giả.

Phân trung lượng, vi lượng đang lưu hành có nhiều loại, hàm lượng các chất dinh dưỡng trung, vi lượng ghi rất chung chung, không có tỷ lệ % các chất, không ít dòng sản phẩm chỉ nêu tên chất dinh dưỡng, làm cho người tiêu dùng rất khó lựa chọn.

Hiệu quả khi bón phân lân nung chảy Văn Điển so với bón phân trung, vi lượng

Phân lân nung chảy Văn Điển được sản xuất từ 2 nguyên liệu chính: Quặng Apatit có 28 - 33% (P2O5) khó tiêu nằm trong tinh thể quặng và khoảng 50% CaO và quặng secpentin có trên 50% chất (MgO); (SiO) cùng các chất vi lượng, B, Zn, Fe, Cu, Mn, Co...

Sau khi dùng nhiệt của than nung chảy hỗn hợp quặng ở nhiệt độ từ 1.450 độ C đến 1.500 độ C trong lò cao, sau khi quặng chín chuyển hóa hoàn toàn các chất lân, canxi, silic, megie, vi lượng sang dạng dễ tiêu, liệu chảy lỏng dược tháo ra bể nước dưới áp lực của vòi phun nước, hạt liệu kết tủa thành hạt lân thô vô định hình, từ hạt lân thô đưa vào chế biến thành lân nung chảy Văn Điển.

Lân nung chảy Văn Điển có các thành phần dinh dưỡng như: P2O5 = 15 - 17%; CaO = 28 - 34%; MgO = 15 - 18%; SiO2 = 24 - 30% và các chất vi lượng: B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co... Tổng dinh dưỡng dễ tiêu 82 - 99%, được các nhà khoa học đánh giá là loại phân đa chất dinh dưỡng.

Bên cạnh P2O5 từ 15% - 17%, tổng dinh dưỡng trung, vi lượng có trong phân lân Văn Điển chiếm đến trên 67 - 82%. Như vậy muốn bón phân trung, vi lượng cho cây, tốt nhất bà con nông dân sử dụng luôn phân lân nung chảy Văn Điển, bởi mang lại lợi ích kép, giá cả lại phải chăng.

Phân lân Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối nhóm dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Phân lân Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối nhóm dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Bổ sung đầy đủ lân P2O5 dễ tiêu theo nhu cầu của cây, khi hấp thụ rễ sẽ tiết dịch chua hòa tan lân hút lên cây, lân không bị rửa trôi, hoặc giữ chặt do sắt, nhôm trong đất.

Cây trồng no đủ lân cả vụ cho năng suất cao, đồng thời cung cấp luôn các chất trung lượng, vi lượng cùng một lúc: CaO, MgO, SiO2; và vi lượng B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co...

Bón phân lân nung chảy Văn Điển đáp ứng nhu cầu lân và đầy đủ các chất trung, vi lượng cho cây trồng hoàn toàn không phải bón thêm bất kỳ loại phân trung, vi lượng nào khác.

Phân lân Văn Điển đã có đầy đủ các chất trung lượng cung cấp cho cây trồng với tỷ lệ % gấp 2 - 2,5 lần so với các loại phân trung, vi lượng đang rao bán trên thị trường, tiết kiệm rất lớn cho bà con nông dân.

Phân lân nung chảy Văn Điển đạt tiêu chuẩn chất lượng cấp quốc gia, thương hiệu mạnh nhất trong nước và quốc tế, có bề dày sản xuất và bí quyết nhà nghề trên 60 năm qua.

Hiện mỗi năm Công ty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển tiêu thụ từ 200.000 - 300.000 tấn lân nung chảy trong nước và xuất khẩu, được hàng triệu bà con nông dân cả nước tin dùng thâm canh cho các loại cây tròng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xem thêm
Những cánh đồng không virus ở xứ sở ngàn hoa

Nỗi ám ảnh về các loại bệnh do virus gây ra trên các vườn hoa, cây ăn trái đã được giải quyết, mang lại những mùa vụ thắng lợi cho nông dân.

Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị về thuế khô dầu đậu tương

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi vừa cùng gửi văn bản nêu những vướng mắc về mã số hàng hóa của mặt hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.