| Hotline: 0983.970.780

Phân DAP Đình Vũ nâng cao năng suất chất lượng cây dứa

Thứ Tư 20/05/2020 , 10:05 (GMT+7)

Cây dứa hay còn có tên gọi khác trái thơm, trái khóm là cây trồng phổ biến trên cả nước, về cơ bản nhu cầu dinh dưỡng cây dứa đều giống nhau.

Cây dứa là cây trồng phổ biến mang lại hiệu quả kinh tế ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Ảnh: IT.

Cây dứa là cây trồng phổ biến mang lại hiệu quả kinh tế ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Ảnh: IT.

Nhu cầu dinh dưỡng của cây dứa

Trong năm, cây dứa ra hoa nhiều vụ, ở miền Bắc vụ chính ra hoa tháng 2 - 3 thu hoạch tháng 6 - 7. Vụ nghịch ra hoa tháng 6 - 8, thu hoạch tháng 10 - 12.

Ở miền Nam dứa ra hoa quanh năm xong tập trung vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10, từ khi dứa ra hoa đến thu hoạch khoảng 4 - 5 tháng.

Nhiệt độ thích hợp cho cây dứa phát triển từ 25 - 35 độ C, với nhóm dứa Cayen  độ pH thích hợp từ 5,0 - 6,0, với nhóm dứa Queen thì độ pH thích hợp từ 4,5 - 5,5.

Đất trồng dứa phải có tầng canh tác dầy trên 40 cm, tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt và địa hình thoai thoải. Các loại đất như đất đỏ bazan, đỏ vàng, đất xám… có kết cấu nhẹ đều trồng được dứa.

Dứa là cây cho sinh khối lớn, để có được năng suất 80 tấn quả/ha đã lấy đi từ đất 646 kg N, 367 kg P2O5, 1.570 kg K2O, 190 kg CaO, 225 kg MgO, 4.026 kg SiO2, 2,24 kg Fe, 1,8 kg Zn, 0,5 kg Bo.

Như vậy, dứa không những cần dinh dưỡng đa lượng mà còn cần các chất dinh dưỡng trung lượng rất lớn như silic (SiO2) đến 1.570 kg/ha, magie (MgO) 225 kg/ha, canxi (CaO) 190 kg/ha và các chất vi lượng như 1,8 kg kẽm (Zn), 0,5 kg Bo (B).

Vai trò của đạm (N): Đạm cần thiết cho sự phát triển của thân, lá, quả, bón đạm hợp lý là một trong những yếu tố để nâng cao năng suất dứa, nếu bón đạm quá nhiều làm cho cây dứa yếu làm chậm quá trình ra hoa kết quả dễ nhiễm sâu bệnh, quả chín muộn, chất lượng quả kém.

Vai trò của lân (P2O5): Lân có vai trò đặc biệt quan trọng cho việc phát triển bộ rễ, xúc tiến phân hóa mầm hoa, nở hoa, thụ phấn, đậu quả và tăng độ lớn của quả. Nếu thiếu lân cây dứa phát triển kém do rễ yếu và ít lấy được dinh dưỡng từ đất lên nuôi quả, nuôi cây nên quả nhỏ, ít chồi ngọn và chồi thân. Bón đủ lân sẽ nâng cao sức chống chịu của dứa với các đối tượng sâu bệnh gây hại và làm tăng năng suất và chất lượng dứa.

Vai trò của kali (K2O): Kali có vai trò rất lớn trong việc làm tăng năng suất, tăng khối lượng kích thước quả, tăng độ rắn của thịt quả, tăng hàm lượng đường, tăng hàm lượng axit tổng số và làm cho màu sắc quả đẹp. Bón đủ kali cây dứa khỏe, sức chống chịu tốt, giảm tỷ lệ quả nứt và thối khi dứa chín.

Vai trò của các yếu tố dinh dưỡng trung, vi lượng cũng đặc biệt cần cho sự hình thành tổng hợp các loại vitamin trong quả, tạo ra các mùi thơm đạc trưng của thịt quả, tăng chất lượng quả dứa. Nếu thiếu các nguyên tố trung, vi lượng chất lượng thịt quả kém, hương vị giảm, độ vitamin trong quả thấp, cây dứa yếu dễ nhiễm sâu bệnh gây hại.

Trong những năm gần đây nhiều địa phương trồng dứa ở Thanh Hóa, Ninh Bình và một số tỉnh tại phía Nam đã tiếp cận phân bón phức hợp DAP Đình Vũ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Phân bón DAP Đình Vũ ngoài cung cấp đạm, lân cho cây dứa còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng trung, vi lượng giúp cây sứa đạt năng suất, chất lượng cao. Ảnh: IT.

Phân bón DAP Đình Vũ ngoài cung cấp đạm, lân cho cây dứa còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng trung, vi lượng giúp cây sứa đạt năng suất, chất lượng cao. Ảnh: IT.

Hướng dẫn bón phân DAP Đình Vũ cho cây dứa

DAP Đình Vũ có hàm lượng dinh dưỡng tổng số ở mức ≥ 61% trong đó có 16% Nitơ và 45% P2O5 lân nguyên chất. Ngoài cung cấp hai thành phần dinh dưỡng đa lượng chính là Nitơ và P2O5, phân DAP Đình Vũ còn cung cấp một số yếu tố trung, vi lượng ở dạng hoạt hóa rất hữu ích với cây trồng như: CaO, MgO, Sio2, S, Mg, Fe, Mn, Si, Ca, F…

Các thành phần trung, vi lượng bổ sung này có vai trò quyết định đến quá trình hình thành chất diệp lục, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và năng lượng của thực vật, góp phần tăng chất lượng nông sản, đặc biệt đối với cây dứa.

Cách bón phân cho cây dứa:

Phân DAP Đình Vũ đặc biệt hiệu quả trong việc dùng để bón lót, vì nó cung cấp Nitơ và Phospho cho cây trồng ngay khi cây nảy mầm hoặc đâm chồi, giúp cây sinh trưởng kịp thời và tăng sức đề kháng.

Bón lót: Trồng vụ đầu hoặc sau mỗi vụ thu hoạch quả, bón phân hữu cơ 10 - 15 tấn + 100kg kali + 250 - 300 kg DAP Đình Vũ/ha, rải đều theo rãnh luống. Phủ một lớp đất mỏng rồi đặt chồi, sau khi đặt chồi xong cần tưới ẩm để cây con nhanh bén rễ hồi xanh.

Bón thúc: Sau trồng 2,5 - 3 tháng tiến hành bón thúc đợt 1, bón thúc giai đoạn này giúp chồi hồi xanh nhanh, ra rễ chuẩn bị bước vào giai đoạn sinh trưởng mạnh, sử dụng loại phân DAP Đình Vũ với lượng bón từ 250 - 300kg/ha.

Bón thúc đợt 2 sau trồng 5 - 6 tháng tiến hành bón thúc để cho cây sinh trưởng phát triển mạnh thân lá có tính chất quyết định năng suất, chất lượng của vụ dứa. Bón thúc đợt 2 cũng làm tăng độ ra lá, xòe tán lá, thúc đẩy quá trình tổng hợp chất hữu cơ chuẩn bị cho dứa phân hóa mầm hoa, lượng bón từ 250 - 300kg DAP Đình Vũ/ha.

Bón thúc đợt 3 sau trồng khoảng 9 tháng (trước khi xử lý ra hoa 2 tháng), lúc này dứa đã khép tán, rậm rạp nên bón bổ sung cho dứa tùy theo mức độ phát triển của cây, lượng bón từ 250 - 300 kg/ha.

Lưu ý: Đợt bón thúc 1 và bón thúc 2 tiến hành xới nông hai bên hàng kép, cách gốc 15 - 20 cm, rải phân rồi lấp đất lại, riêng bón thúc đợt 3 có thể dùng thìa có cán dài xúc phân đổ vào nách lá già sát gốc, bón phân xong nên tưới nước ngay.

Đặc tính tự nhiên và cũng là ưu thế đặc biệt của phân DAP Đình Vũ là đặc tính dễ tiêu và có độ rã chậm (chậm tan). Nhờ cải tiến công nghệ hiện đại mà độ rã của phân tăng lên, nhờ đó mà khi bón lót trong gieo trồng ngũ cốc, hạt nảy mầm là có lân “ăn” ngay.

Phân DAP Đình Vũ tan tới đâu, cây “ăn” tới đó, phù hợp với tốc độ hấp thụ của bộ rễ và quá trình sinh trưởng của cây dứa trên vùng đất đồi dốc. Tính chậm tan cũng hạn chế được thất thoát phân do rửa trôi bề mặt và tầng sâu mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu nhất cho bà con nông dân.

Xem thêm
Bệnh virus hại tiêu và cách phòng trị

Bệnh virus hại tiêu (bệnh tiêu điên) là loại bệnh khá phổ biến đối với cây tiêu làm giảm năng suất, chất lượng thậm chí khiến tiêu bị chết hàng loạt rất nguy hiểm...

Áp dụng khẩu phần đạm thô thấp mang hiệu quả kép cho chăn nuôi lợn

Giảm tỷ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi lợn đem lại tác động đa lợi ích, vùa hướng tới giảm phát thải khí nhà kính vựa hạ giá thành chăn nuôi.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?