| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 05/02/2015 , 06:15 (GMT+7)

06:15 - 05/02/2015

Phạt tiền và tính răn đe?

Tăng hình phạt bằng tiền mà hạn chế án tù, liệu có dẫn đến tình trạng “trấn an” cho những tội phạm hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, có khuyến khích chúng phạm tội không?

Một số tờ báo đưa tin: Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi đang được hoàn thiện. Liên quan đến các tội phạm hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, Ban soạn thảo đang sửa theo hướng tăng hình phạt bằng tiền, hạn chế hình phạt tù. Việc này được cả xã hội quan tâm.

Trong Bộ luật Hình sự đang được dùng làm công cụ để trừng trị các tội phạm, với tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, nếu bị phát hiện, đều có mức hình phạt là tước đoạt tự do (tù). Có tội, như tội tham ô, hình phạt còn nặng đến mức tước đoạt mạng sống (tử hình).

Tài sản tham ô bị thu hồi, hoặc bằng tiền mặt, hoặc bằng tài sản (như vụ án Dương Chí Dũng chẳng hạn, hai căn hộ mua bằng tiền tham ô đều bị kê biên), vì nguồn gốc số tiền đó là của Nhà nước, bị kẻ tham ô dùng hành vi tham ô chiếm đoạt.

Nay nếu chỉ phạt tiền để thay cho án tù, liệu có xảy ra tình trạng tài sản bị tham ô đó không được thu hồi về cho Nhà nước, mà kẻ tham ô sẵn sàng dùng ngay số tiền tham ô để nộp phạt thay cho án tù không?

Hay là trước hết số tiền tham ô đó phải được thu hồi đầy đủ về cho Nhà nước đã. Rồi sau đó kẻ phạm tội tham ô mới được dùng nguồn tiền khác nộp phạt để thay cho án tù hay án tử hình? Cũng trong vụ án Dương Chí Dũng, với tội “cố ý làm trái”, Dũng phải bồi thường cho Nhà nước 110 tỷ đồng.

Số tiền này có buộc Dũng phải nộp đầy đủ đã, rồi sau đó mới được dùng nguồn tiền khác nộp phạt để thay án tù không? Nếu không minh bạch những chuyện đó, thì việc tăng hình phạt bằng tiền, hạn chế án phạt tù, sẽ không đạt được hiệu quả.

Pháp luật sinh ra là nhằm mục đích răn đe. Không chỉ răn đe đối với bản thân kẻ phạm tội mà còn nhằm mục đích răn đe đối với toàn xã hội.

Tăng hình phạt bằng tiền mà hạn chế án tù, liệu có dẫn đến tình trạng “trấn an” cho những tội phạm hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, có khuyến khích chúng phạm tội không? Hãy cứ phạm tội đi. Nếu không bị phát hiện, thì của cải, tiền bạc “bản thân và con cháu ăn đến ba đời cũng không hết”.

Còn nếu bị phát hiện, thì chỉ nộp tiền phạt là xong, khỏi phải đi tù, ở nhà khỏe re.

Tội phạm kinh tế thời gian qua vẫn đang diễn biến rất phức tạp, ở mọi lĩnh vực, mọi lúc, mọi nơi. Từ các dự án công đến nguồn vốn ODA. Đối tượng phạm tội ngày càng có trình độ cao hơn, có quan hệ rộng, liên kết với nhau, hình thành các nhóm lợi ích, dây rợ chằng chịt để tham ô tài sản Nhà nước.

Các vị lãnh đạo có thẩm quyền đều cho rằng tội phạm hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đang diễn ra rất nghiêm trọng, trong khi số vụ bị phát hiện chưa nhiều. Trong điều kiện ấy mà tăng hình phạt bằng tiền, hạn chế án tù, liệu có làm nảy sinh tình trạng: Khi một đường dây tham nhũng bị phát hiện, sẽ có một kẻ nào đó đứng ra nhận hết tội về mình. Còn những kẻ còn đang được bao phủ trong bóng tối kia sẽ góp tiền nộp phạt cho kẻ đứng ra nhận tội, để thoát án tù, không?

Còn về việc nộp tiền phạt thay cho án tù, thì Nhà nước đỡ phải chi phí trong việc xây nhà tù, nuôi bộ máy quản lý tù, như một số người quan niệm, hoàn toàn không thuyết phục.

Tóm lại, là cần phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng hướng soạn thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi theo hướng trên, trước khi hạ bút.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm