| Hotline: 0983.970.780

Phát triển 'Tam nông' bằng tư duy mới: Nền nông nghiệp đi theo 'quỹ đạo xanh'

Thứ Tư 12/01/2022 , 05:58 (GMT+7)

Cần hướng tới những 'giá trị xanh' được tạo nên từ 'chuyển đổi xanh', 'tiêu dùng xanh', 'kinh tế xanh', Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

LTS: PGS.TS Đoàn Minh Huấn - Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản từng chia sẻ: “Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc như thập niên vừa qua, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lại biến đổi với tốc độ nhanh chóng, cường độ mạnh mẽ, nhịp độ gấp gáp như thế trước lực đẩy của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có tư duy “động” hơn, đột phá hơn để tháo gỡ những điểm nghẽn, tận dụng cơ hội để phát triển “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Báo Nông nghiệp Việt Nam xin giới thiệu đến bạn đọc chuỗi bài viết ghi nhận ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia về vấn đề này.

Trong một tham luận về chủ đề “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam hướng tới mục tiêu: Nông nghiệp sinh thái - Nông thôn hiện đại - Nông dân thông minh”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cùng bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh: “Việt Nam đặt mục tiêu đưa nông nghiệp đi theo quỹ đạo xanh…”. Tầm nhìn đó sẽ giúp nông dân Việt Nam giảm chi phí, sử dụng ít đầu vào và tài nguyên, tại ra tích hợp đa giá trị…

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan. Ảnh: Hoàng Nam.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan. Ảnh: Hoàng Nam.

Tác động của “lực hút” và “lực đẩy”

Nông thôn là nơi “trở về” an toàn, bảo đảm sinh kế cho lao động nông thôn di cư ra thành phố. Hơn thế, nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc dân tộc, giữ gìn biên cương Tổ quốc.

Bên cạnh những thành tựu rất quan trọng, nông nghiệp, nông thôn, nông dân nước ta đang đứng trước nhiều thác thức. Việc tăng sản lượng nông nghiệp được tạo ra thông qua sử dụng nhiều hơn tài nguyên, bao gồm các đầu vào vô cơ như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh cho vật nuôi và nước. Lượng phát thải khí nhà kính từ nông nghiệp đã tăng lên, chiếm 18% tổng lượng phát thải của Việt Nam và dự kiến sẽ đạt trên 120 triệu tấn CO2, tương đương vào năm 2030.

Đầu ra cho nông sản là bài toán đã được đặt ra từ lâu, song vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. Với diện tích canh tác bình quân thấp, nông nghiệp phổ biến ở quy mô nông hộ nhỏ. Tổ chức sản xuất thiếu gắn kết dẫn đến chi phí cao trong khi chất lượng và giá trị gia tăng thấp.

Do hiệu quả kinh tế và thu nhập thấp, hàng triệu người từ nông thôn ra thành phố, khu công nghiệp làm việc dưới tác động của lực hút và lực đẩy. Lực hút là khu đô thị, khu công nghiệp bao giờ cũng có nhiều sinh kế để kiếm sống dễ dàng hơn, thu nhập cao hơn. Còn lực đẩy bắt nguồn từ việc những người nông dân ở lại không biết làm gì, mỗi năm mùa màng xuống giống rồi khoảng thời gian chờ đến lúc gặt thiếu việc làm.

Nền nông nghiệp cần đi theo quỹ đạo xanh.

Nền nông nghiệp cần đi theo quỹ đạo xanh.

Có thể thấy, các động lực của tăng trưởng nông nghiệp đều đang đứng trước nguy cơ nếu Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định tăng trưởng nông nghiệp dựa trên sản lượng, khai thác cạn kiệt tài nguyên, tận dụng lao động giá rẻ, sử dụng nhiều hóa chất…

Chuyển mình để nắm bắt cơ hội

Để khắc phục, cần đến một hệ thống giải pháp vừa mang tính đồng bộ, vừa mang tính bền vững. Nông nghiệp, nông thôn cần tiếp tục chuyển mình mạnh mẽ, với khát vọng lớn hơn, cách làm bài bản và bền vững hơn.

Nông thôn và nông dân cần chuyển mình cùng thời đại để nắm bắt cơ hội, hội nhập và phát triển cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập cũng như giải quyết các thách thức trong phát triển của ngành nông nghiệp, Đại hội XIII của Đảng đã mở ra một hướng đi mới với mục tiêu chiến lược “nông nghiệp sinh thái - nông thôn hiện đại - nông dân thông minh”.

Việt Nam trở thành một quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm “minh bạch - trách nhiệm - bền vững” như tuyên bố của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc vào tháng 9/2021, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị COP26.

Để thực hiện được điều đó, trước hết cần thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cần thay đổi từ tư duy địa phương sang tư duy toàn cầu; từ tư duy khai thác sang tư duy nuôi dưỡng; từ tư duy ngắn hạn sang tư duy dài hạn và bền vững.

Cần hướng tới những “giá trị xanh” được tạo nên từ “chuyển đổi xanh”, “tiêu dùng xanh”, “kinh tế xanh”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành cường quốc phát triển dựa trên bảo tồn và phát huy các giá trị đa dạng sinh học. Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành cường quốc đổi mới sáng tạo tích hợp các giá trị văn hóa trong nông nghiệp và thực phẩm.

Đẩy mạnh tích hợp các giá trị xanh, đa dạng sinh học và văn hóa sẽ là những bước đột phá đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo lương thực, thực phẩm của châu Á thay chỉ vì xuất khẩu sản phẩm thô, làm gia công, giá trị gia tăng thấp, dựa trên khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực xã hội.

Với lợi thế địa kinh tế chiến lược, phát triển và kết nối đồng bộ hạ tầng đường thủy, đường sắt, đường bộ nội địa và liên quốc gia cùng với tăng cường năng lực quản trị và chuyển đổi số, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành trung tâm logistics nông nghiệp và thực phẩm của khu vực châu Á - Thái Bình dương, trung tâm chế biến nông, lâm, thủy sản khu vực Đông Nam Á, giảm thiểu những bất ổn do chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu trong tương lai.

Cần sự vào cuộc của các chủ thể

Để thay đổi, chuyển mình, ngành nông nghiệp không thể đứng một mình, làm một mình mà cần sự chia sẻ, đồng hành và hỗ trợ, ủng hộ của các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước.

Bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cùng Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan là tác giả của tham luận 'Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam hướng tới mục tiêu: Nông nghiệp sinh thái - Nông thôn hiện đại - Nông dân thông minh'.

Bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cùng Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan là tác giả của tham luận “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam hướng tới mục tiêu: Nông nghiệp sinh thái - Nông thôn hiện đại - Nông dân thông minh”.

Cần thay đổi cách quản lý, tổ chức, dịch vụ hỗ trợ đầu tư công để biến người dân thực sự trở thành chủ thể, trung tâm và động lực nhằm tạo ra kinh tế nông thôn năng động, đội ngũ nông dân thực sự trở thành chủ thể, trung tâm và động lực nhằm tạo ra kinh tế nông thôn năng động, đội ngũ nông dân thực sự khỏe mạnh, tài ba, có trí tuệ, năng lực và chuyên nghiệp.

Từ đó tạo lập một môi trường phát triển lành mạnh và hiệu quả thông qua đổi mới quản trị hệ thống và ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy nghiên cứu phát triển nông nghiệp và công nghệ thực phẩm, lấy đổi mới sáng tạo, đặc biệt là chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong nông nghiệp làm trọng tâm.

Chuyển đổi số sẽ đi cùng với chuyển đổi xanh gắn liền với quá trình đổi mới thể chế để phát triển hệ sinh thái nông nghiệp tích hợp đa giá trị. Thúc đẩy chuyển đổi số để xây dựng các chuỗi giá trị nông sản bền vững, hướng tới truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm, chuẩn hóa quy cách và chất lượng, thương mại điện tử, dịch vụ tài chính, thu mua và phân phối, cung cấp thông tin và hỗ trợ kỹ thuật.

Cần triển khai các giải pháp quyết liệt, táo bạo mang tầm chiến lược để nâng cao năng lực quản trị của hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Đồng thời huy động sự tham gia của khối tư nhân trong đầu tư có trách nhiệm, đầu tư xanh, vận hành hiệu quả mô hình và cơ chế hợp tác công - tư.

Đổi mới quản trị hệ thống, thúc đẩy đổi mới sáng tạo cùng với hội nhập kinh tế quốc tế là cỗ xe tam mã đưa nông nghiệp Việt Nam từ một cường quốc về sản lượng lương thực đến một cường quốc về nông nghiệp sinh thái, trung hòa carbon, một nhà cung ứng lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững.

Minh Phúc (Ghi)

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.