| Hotline: 0983.970.780

XOAY TRỤC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐBSCL

Phát triển vùng sản xuất lúa gạo chất lượng cao, bền vững

Thứ Tư 14/07/2021 , 12:36 (GMT+7)

Sản xuất lúa gạo chất lượng, giá trị và giá trị tăng cao thích ứng với biến đổi khí hậu, trên cơ sở phát huy thế mạnh, huy động nguồn lực hiệu quả nhất.

Tiến tới cơ giới hóa toàn bộ khâu thu hoạch lúa ở ĐBSCL. Ảnh: HĐ

Tiến tới cơ giới hóa toàn bộ khâu thu hoạch lúa ở ĐBSCL. Ảnh:

Nền tảng vững chắc

Phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo yêu cầu đề ra tại Nghị quyết 120/NQ-CP (ngày 17/11/2017) của Chính phủ sẽ giải quyết các vấn đề bao gồm: Việc cân đối an ninh lương thực và đất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH), việc chuyển đổi kết cấu hạ tầng để phù hợp với chuyển đổi mô hình phát triển nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đặc biệt là chuyển đổi sản xuất (SX) nông nghiệp thích ứng với BĐKH tại các tiểu vùng sinh thái… Theo đó, hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng, giá trị và giá trị gia tăng cao, thích ứng với BĐKH với các trọng tâm: thủy sản, cây ăn quả, lúa gạo, chăn nuôi theo tỉ lệ, cơ cấu phù hợp diễn biến của khí hậu, môi trường và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hiện nay vùng ĐBSCL có tổng diện tích gieo trồng lúa hơn 3,9 triệu ha, chiếm hơn 54% diện tích gieo trồng lúa cả nước. Khoảng 75% diện tích, 70% cơ cấu giống trong vùng được gieo trồng bằng các giống lúa xác nhận. Trong những năm gần đây, mặc dù diện tích giảm, nhưng năng suất lúa bình quân vẫn tăng, từ 56,5 tạ/ha năm 2017 lên 60 tạ/ha năm 2020 và có sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất giống lúa có chất lượng gạo trung bình sang các giống lúa chất lượng cao, lúa thơm có giá trị kinh tế cao hơn. Trong 10 giống lúa được gieo trồng phổ biến, Viện lúa ĐBSCL chọn tạo có 7 giống với tổng diện tích gieo trồng chiếm khoảng gần 50% diện tích gieo trồng của toàn vùng. Các giống lúa chọn tạo rất đa dạng phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái và chia thành các nhóm phổ biến như: giống lúa chất lượng, giống lúa chịu mặn, giống lúa chịu hạn, giống lúa giàu vi chất dinh dưỡng.

Vùng ĐBSCL sản xuất lúa gạo hàng hóa đáp ứng theo nhu cầu thị trường, cơ cấu giống lúa trong sản xuất chuyển theo nhu cầu xuất khẩu gạo. Sự dịch chuyển chủ yếu từ nhóm lúa chất lượng trung bình sang nhóm lúa thơm và chất lượng cao. Nhóm gạo chất lượng trung bình trong xuất khẩu đã giảm, nhóm gạo này chủ được tiêu thụ trong nước để chế biến các sản phẩm sau gạo. Tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu giống, chủng loại gạo xuất khẩu cũng chuyển từ nhóm gạo chất lượng trung bình sang nhóm gạo thơm và chất lượng cao. Đặc biệt có sự gia tăng nhóm gạo hạt tròn (japonica). 

Đối với một số tiểu vùng sản xuất bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn, nhất là vùng ven biển Cục Trồng trọt phối hợp với các địa phương chủ động hơn trong phòng tránh bằng thay đổi thời vụ, cơ cấu giống lúa. Nghiên cứu chọn tạo và sử dụng các giống lúa ngắn ngày, giống chất lượng, giống chống chịu được mặn, hạn, phèn ở những vùng có nguy cơ xâm nhập mặn và hạn vào cuối vụ, sử dụng giống cực ngắn ngày (dưới 90 ngày) và giống ngắn ngày (90 - 100 ngày). Đồng thời triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng, chuyển giao các giống cây trồng thích ứng với BĐKH cho vùng ĐBSCL.

 
Nông dân tham gia đánh giá giống lúa OM mới tại ruộng thực nghiệm Viện lúa ĐBSCL. Ảnh: HĐ

Nông dân tham gia đánh giá giống lúa OM mới tại ruộng thực nghiệm Viện lúa ĐBSCL. Ảnh:

Bộ NN-PTNT định hướng nghiên cứu, phát triển giống lúa đến năm 2025 sẽ nghiên cứu chọn tạo và phát triển các giống mới năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận phục vụ nội tiêu và xuất khẩu như: Chọn tạo giống lúa chịu mặn, sẽ tạo được giống lúa nếp có mùi thơm cấp 1, chống chịu mặn, năng suất cao (5,0-5,5tấn/ha) và chống chịu rầy nâu. Giống lúa tẻ có khả năng chịu mặn trên 6‰ được đưa vào sản xuất đại trà. Cải tiến tính chống chịu sâu bệnh hại của các giống lúa nhóm chủ lực chống chịu sâu bệnh (rầy nâu, đạo ôn) của các giống đang phổ biến. Thực hiện các nhiệm vụ thuộc đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “Sản phẩm lúa gạo Việt Nam chất lượng cao, năng suất cao" thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia.

Mục tiêu sẽ chọn tạo, đưa vào sản xuất tại vùng ĐBSCL những giống lúa có chất lượng cao, có giá trị xuất khẩu từ 600 - 800 USD/tấn, chống chịu được với sâu bệnh hại chính và điều kiện ngoại cảnh bất thuận.

Xu hướng chuyển đổi

Hiện nay bên cạnh việc nghiên cứu về giống lúa đáp ứng theo yêu cầu SX và nhu cầu tiêu thụ lúa gạo, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật từ các Viện-trường cùng với chương trình VnSAT (Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam) đã tổ chức tập huấn nông dân vùng ĐBSCL. Ứng dụng kỹ thuật mới trong canh tác và BVTV, đặc biệt các kỹ thuật về bón phân cân đối, sử dụng bản so màu lá lúa, quản lý dịch hại tổng hợp, kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, kỹ thuật “1 phải, 5 giảm”, sạ hàng... đã áp dụng rộng rãi vào sản xuất. Hiện nay một số tỉnh có vùng SX lúa trọng điểm đã xây dựng quy trình canh tác lúa tiên tiến phù hợp theo GAP, nâng cao giá trị gia tăng, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Nông dân Sóc Trăng thực hành qui trình canh tác lúa tiên tiến, bền vững. Ảnh: HĐ

Nông dân Sóc Trăng thực hành qui trình canh tác lúa tiên tiến, bền vững. Ảnh:

Thực hiện Nghị quyết 120/CP, mục tiêu yểm trợ kỹ thuật canh tác lúa bền vững, thực hiện chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo, TS Dương Hoàng Sơn, Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế Viện lúa ĐBSCL, thông tin: Đề tài nghiên cứu khoa học “Gói kỹ thuật canh tác tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả SX lúa cho vùng ĐBSCL”, do Viện lúa ĐBSCL thực hiện, kết thúc đạt kết quả. Từ đó đúc kết qui trình canh tác lúa tiên tiến đã được Cục Trồng trọt công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Vụ lúa ĐX 2019-2020 có 3 doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ, Công ty TNHH Trung An và Tập đoàn Lộc Trời đã mở rộng vùng SX trên 20.000 ha, với các giống lúa thơm chất lượng cao như OM5479, OM249…

Trong khi đó các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng… có thế mạnh SX lúa gạo hàng hóa tập trung cùng với nhiều doanh nghiệp thực hiện liên kết SX, xây dựng vùng lúa nguyên liệu theo quy trình canh tác đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn SRP, VietGAP, GlobalGAP, lúa hữu cơ… từ đó ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật để SX với khối lượng lớn và chất lượng đảm bảo đáp ứng theo yêu cầu thị trường. Đến nay diện tích SX lúa cánh đồng lớn vùng ĐBSCL có trên 427.000 ha, chiếm trên 74% diện tích cánh đồng lớn của cả nước.

Riêng An Giang có gần 30 doanh nghiệp liên kết với nông dân sản xuất lúa sạch, lúa đạt chuẩn GlobalGAP xuất khẩu. Theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật An Giang, đến năm 2020 toàn tỉnh có khoảng 90% diện tích áp dụng "3 giảm, 3 tăng", 47% diện tích áp dụng "1 phải, 5 giảm". Từ năm 2016 đến nay có 1.200 nông dân SX lúa theo tiêu chuẩn quốc tế (SRP) trên tổng diện tích 22.000 ha qua các mùa vụ, 60 ha sản xuất theo GlobalGAP, 20 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP. Vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn lúa Nhật (Japonica), 400 ha chuyên canh nếp và SX không sử dụng thuốc trừ sâu rầy sẵn sàng cung cấp nguyên liệu theo yêu cầu của doanh nghiệp. Ước có khoảng 52.000 ha vùng SX lúa nguyên liệu có liên kết với doanh nghiệp.

Vùng canh tác lúa thơm đặc sản theo mô hình luân canh tôm-lúa ở Sóc Trăng. Ảnh: HĐ

Vùng canh tác lúa thơm đặc sản theo mô hình luân canh tôm-lúa ở Sóc Trăng. Ảnh:

Nằm ở hạ lưu sông Hậu, ven biển Đông, tỉnh Sóc Trăng vận dụng, phát huy lợi thế lợi thế đất đai với hệ sinh thái đa dạng. Hiện nay tỉnh đã xây dựng và phát triển thành công các mô hình SX lúa theo hướng an toàn, bền vững. Điển hình mô hình nông nghiệp thông minh tôm-lúa là thế mạnh trong việc tạo ra sản phẩm gạo an toàn, do lúa trồng trên nền đất trong ao tôm hạn chế tối đa hoặc không sử dụng thuốc BVTV. Điển hình mô hình trồng lúa hữu cơ trong vụ lúa ĐX 2017-2018, DN Hồ Quang Trí và Tổ hợp tác ấp Thanh Hóa, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng phối hợp chọn lựa vùng SX giống lúa thơm ST24 áp dụng quy trình hữu cơ, canh tác theo mô hình lúa-tôm có 15 hộ nông dân tham gia SX trên diện tích 9,5 ha. Gạo ST24 được đơn vị đánh giá Control Union Viet Nam Co.LTD chính thức cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn gạo hữu cơ của Mỹ và EU (tiêu chuẩn ORGANIC USDA & EU).

Tỉnh Sóc Trăng thực hiện đề án sẽ phát triển vùng lúa thơm đặc sản trên 17.000 ha, bao gồm toàn bộ vùng SX tôm – lúa của huyện Mỹ Xuyên. Thời gian thực hiện từ năm 2020 đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Mục tiêu SX lúa gạo chất lượng cao đáp ứng theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Một trong những hướng đi bền vững ở vùng ĐBSCL.

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện đã nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa chịu mặn, hạn chủ lực như: Nhóm giống lúa chịu mặn từ 2-3‰: OM6976, OM5451, OM9921, OM5621, OM6677, ST5...; Nhóm giống lúa chịu mặn 4‰: Một bụi đỏ, OM2517, OM9577, OM5464...

Nhóm giống lúa chịu hạn, chịu phèn mặn: OM7347, OM5464, OM6162, OM7398, OM7364, OM8928 và OM6677.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.