| Hotline: 0983.970.780

Phó Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn kiểm tra công tác chống buôn lậu gia cầm

Thứ Sáu 24/11/2023 , 09:10 (GMT+7)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh kiểm tra công tác ngăn chặn tình trạng buôn bán, vận chuyển gia cầm giống, sản phẩm gia súc trái phép qua biên giới.

Lực lượng chức năng thu giữ gà giống nhập lậu từ Trung Quốc. Ảnh: Đỗ Việt.

Lực lượng chức năng thu giữ gà giống nhập lậu từ Trung Quốc. Ảnh: Đỗ Việt.

Ngăn chặn triệt để buôn lậu gia cầm

Chiều 21/11, Đoàn công tác của UBND tỉnh Lạng Sơn do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh làm trưởng đoàn kiểm tra công tác ngăn chặn tình trạng buôn bán, vận chuyển gia cầm giống, sản phẩm gia súc trái phép qua biên giới và công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại huyện Lộc Bình.

Theo báo cáo của UBND huyện Lộc Bình, từ giữa tháng 7/2023 đến cuối tháng 9/2023, tại một số đường mòn biên giới thuộc xã Mẫu Sơn, Yên Khoái, Tú Mịch (Lộc Bình) xuất hiện tình trạng người dân lén lút vận chuyển nhỏ lẻ mặt hàng gia cầm giống từ khu vực biên giới vào nội địa.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 huyện Lộc Bình, các lực lượng chống buôn lậu của huyện Lộc Bình đã triển khai các biện pháp ngăn chặn, bắt giữ. Theo đó, các lực lượng chức năng đã phát hiện, ngăn chặn 19 vụ vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới và trên khâu lưu thông, thu giữ hơn 40.000 con gà giống, vịt giống.

Đến nay, tình trạng tình hình buôn bán, vận chuyển gia cầm giống qua biên giới của huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đã được ngăn chặn triệt để, không còn tình trạng người dân vận chuyển gia cầm giống trái phép qua biên giới thuộc địa bàn huyện Lộc Bình.

Đối với công tác phòng chống dịch trên đàn gia súc, tính từ tháng 5/2023 đến nay, tình hình bệnh DTLCP và bệnh lở mồm long móng tại địa bàn diễn biến khá phức tạp, bệnh dịch đã xảy ra tại 164 hộ ở 39 thôn, bản của 11 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tổng số lợn chết và buộc tiêu hủy là 735 con, với tổng trọng lượng hơn 22,7 tấn.

Trước tình hình đó, chính quyền các cấp và các cơ quan chuyên môn của huyện Lộc Bình đã triển khai các biện pháp để khống chế, xử lý các ổ bệnh; kết hợp tuyên truyền và tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. Kết quả, đến nay, bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu và bò đã được khống chế; bệnh DTLCP hiện vẫn còn 2 xã có ổ bệnh chưa qua 21 ngày.

Làm việc với đoàn công tác, lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh, lãnh đạo UBND huyện Lộc Bình, các cơ quan chuyên môn, lực lượng chống buôn lậu của huyện Lộc Bình… đã trao đổi, làm rõ nguyên nhân và đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi; các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng vận chuyển các loại hàng hóa, trong đó có gia cầm giống và các sản phẩm gia súc trái phép qua biên giới thuộc địa bàn huyện Lộc Bình.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh nhấn mạnh: "Thời gian tới, các lực lượng chức năng chống buôn lậu của tỉnh Lạng Sơn, của huyện Lộc Bình tăng cường lực lượng, triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn tình trạng buôn bán, vận chuyển gia cầm giống, sản phẩm gia súc trái phép qua biên giới. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân các xã giáp biên không tiếp tay cho các đối tượng vận chuyển hàng hóa nhập lậu, cũng như gia cầm giống trái phép qua biên giới".

Đối với công tác phòng, chống các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi bùng phát trên địa bàn tỉnh nói chung, huyện Lộc Bình nói riêng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động người chăn nuôi thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, đặc biệt triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng chống bệnh DTLCP.

Trong đó, chính quyền các huyện Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Bình Gia cần khẩn trương xử lý triệt để các ổ bệnh DTLCP trên địa bàn, khống chế không để phát sinh ổ bệnh mới.

Sở NN-PTNT tỉnh Lạng Sơn tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc chủ động phối hợp với chính quyền các huyện, thành phố tăng cường công tác giám sát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi nhằm kịp thời phát hiện và xử lý dứt điểm các ổ bệnh phát sinh.

Buôn lậu gia cầm gây ảnh hưởng tiêu cực

Thiếu tướng Bùi Trọng Thế, Phó Cục trưởng Cục An ninh kinh tế (Bộ Công an) cho biết, tình hình nhập lậu gia súc, gia cầm thời gian qua hết sức phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới ngành chăn nuôi trong nước.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 1,45 triệu con gia súc gia cầm (giảm 37% so với cùng kỳ năm 2022).

Trong thời gian qua, lực lượng chức năng Lạng Sơn đã bắt giữ 31 vụ vi phạm liên quan tới kinh doanh và vận chuyển gia cầm nhập lậu, xử phạt hành chính hơn 214 triệu đồng, thu và tiêu hủy trên 100.000 con giống gia cầm các loại.

Tại Quảng Ninh, lực lượng chức năng đã bắt 3 vụ với trên 50.000 con giống gia cầm các loại, trên 19.000 quả trứng.

Tại Long An, Công an Long An đã bắt giữ 2 vụ, khởi tố 4 đối tượng có hành vi buôn lậu trên 50 con lợn, trị giá trên 188 triệu đồng. Tại Tây Ninh bắt 7 đối tượng nhập lậu trên 50 con bò, trị giá trên 300 triệu đồng.

Theo Thiếu tướng Bùi Trọng Thế, hoạt động buôn lậu, gia súc, gia cầm, con giống trái phép qua biên giới làm tăng nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, sức khỏe người dân...

Nguyên nhân của tình trạng này là do càng về cuối năm, nhu cầu thực phẩm tăng cao, nguồn cung con giống trong nước hạn chế, giá bán có sự chênh lệch.

Khu vực biên giới có địa hình phức tạp dẫn tới khó khăn trong công tác xử lý. Việc kiểm soát chất lượng con giống tại các chợ đầu mối chưa tốt, ý thức của bộ phận người dân chưa cao...

Xem thêm
Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm