| Hotline: 0983.970.780

Phối hợp với doanh nghiệp giáo dục nghề

Thứ Hai 09/09/2019 , 14:34 (GMT+7)

Tỉnh Hải Dương xác định đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm, Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương, trên địa bàn tỉnh hiện có 12.842 doanh nghiệp với 280.929 lao động. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề của các doanh nghiệp, toàn tỉnh đã có 41 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 9 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp, 24 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và trung tâm tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, 2 trường Đại học và 1 doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Ảnh minh họa

Bình quân hàng năm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã thực hiện đào tạo nghề nghiệp cho trên 30.000 người, cung cấp đủ về số lượng và chất lượng cho thị trường lao động trên địa bàn tỉnh.

Tính đến tháng 6/2019, trên địa bàn tỉnh đã có 10 cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn kết với 145 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã hợp tác tốt với cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các hình thức như: Ký kết hợp tác đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực của nhà trường với doanh nghiệp, đưa sinh viên đi thực tập, trải nghiệm, đào tạo theo đơn đặt hàng, tổ chức giảng dạy một số học phần chuyên ngành tại doanh nghiệp...

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Vũ Hồng Khiêm khẳng định vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục nghề nghiệp đặc biệt với cuộc cách mạng 4.0, việc phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng tay nghề cao là một việc làm cần thiết có ý nghĩa chiến lược trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn lao động trên địa bàn tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội đề nghị thời gian tới cần tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về các hoạt động giáo dục nghề nghiệp; chính sách của Nhà nước đến doanh nghiệp, nhất là chính sách về thuế cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Thông tin về nhu cầu đào tạo và sử dụng lao động đến các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần đẩy mạnh phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong và ngoài tỉnh trong việc đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho doanh nghiệp.

Đồng thời chủ động khảo sát nhu cầu đào tạo nghề nghiệp của doanh nghiệp, từ đó xây dựng Kế hoạch để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và doanh nghiệp. Ông Khiêm cũng yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động của doanh nghiệp theo ngành, nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động hằng năm cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội, chủ động liên kết với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bằng nhiều hình thức để nâng cao chất lượng lao động tại doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.

Xem thêm
Ông Bùi Xuân Diệu làm Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Bình

Ông Bùi Xuân Diệu, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Kim Sơn được Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Bình.

Ngành NN-PTNT khu vực ĐBSCL đạt và vượt nhiều chỉ tiêu

ĐBSCL Ngày 14/11, tại cảng Du thuyền TP Mỹ Tho diễn ra hội nghị tổng kết thi đua các khối Sở NN-PTNT vùng ĐBSCL lần thứ VIII năm 2024.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.