| Hotline: 0983.970.780

Phóng viên 89 tuổi 40 năm đưa tin World Cup

Thứ Ba 24/06/2014 , 16:55 (GMT+7)

Hiroshi Kagawa, năm nay 89 tuổi, là nhà báo nhiều tuổi nhất đến Brazil làm việc tại World Cup năm nay - kỳ đại hội bóng đá thế giới thứ 10 của cá nhân ông.

Ngồi yên lặng trong phòng báo chí của FIFA, Hiroshi Kagawa điềm đạm giữa tất cả những phóng viên trẻ tuổi khác. Trong không khí nhộn nhịp và ồn ào, Hiroshi Kagawa chậm rãi kể lại câu chuyện của cuộc đời ông với ánh mắt rực sáng.

“Tôi đã đi nhiều nơi. Đầu tiên là ở sân Olympiastadion tại Munich. Trận chung kết World Cup 1974 vẫn còn hiện ra rất sống động trong đầu tôi. Johan Cruyff mặc áo màu cam và Franz Beckenbauer trong trang phục trắng. Tôi thật biết ơn họ”, người đàn ông già nhỏ bé, nheo mắt kể lại.

Sau này, Hiroshi Kagawa viết lại trong tạp chí Hành trình World Cup (Nhật Bản): “Berti Vogts là một người đàn ông tài giỏi”. Đó là điều đầu tiên ông mô tả về về hậu vệ huyền hoại của tuyển Đức trong trận chung kết năm 1974, người đã kèm chặt cầu thủ tài năng bậc nhất mọi thời đại của bóng đá thế giới Johan Cruyff.

Bốn năm trước tại Nam Phi, Hiroshi Kagawa đã không thể có mặt do vấn đề sức khỏe. Bệnh tật, tuổi già làm ông mất cơ hội dự World Cup lần thứ 10 liên tiếp nhưng thượng đế đã đền đáp cho ông chuyến đi đến Brazil cuồng nhiệt năm nay.

Hiroshi sinh ra tại Kobe, từ đây ông đã đi khắp nơi trên thế giới để đưa tin. Ông nói: “Tôi gặp nhiều người đến từ nhiều nơi trên khắp thế giới. Điều đó cho tôi tôi hiểu rằng thế giới thật rộng lớn”. Giữa những phóng viên trẻ lúc nào cũng ngập trong sức ép công việc, hạn nộp bài, Hiroshi Kagawa ngồi im lặng theo dõi trận đấu của đội tuyển Nhật Bản. Những phóng viên khác lỉnh kỉnh các món đồ của thời đại công nghệ, nào là thiết bị ghi hình, ghi âm, máy tính, sạc pin… Hiroshi chỉ có cây bút chì và một quyển sổ nhỏ.

Hiroshi ca ngợi những người đồng hương – cũng là những người đồng nghiệp trẻ tuổi - đang rót nước cho ông. Tuổi già khiến ông chậm lại, đi đứng khó khăn, nhưng không bao giờ đánh gục đam mê trong ông. Những phóng viên trẻ người Nhật khác giúp ông nhiều, giúp ông chụp hình và “sống sót” trong cuộc chiến đưa tin của báo chí.

Hiroshi gia nhập quân ngũ năm 1944 và tham gia chiến tranh thế giới thứ hai. “Tôi là một người may mắn khi sống sót”, ông nói về lòng biết ơn cuộc đời đã cho ông cơ hội nuôi dưỡng đam mê với bóng đá. “Bóng đá là một điều tích cực, nó là thứ có thể giúp Nhật Bản phát triển”, ông nói tiếp.

Hiroshi bắt đầu nghiệp phóng viên thể thao từ những năm 1950, ông vẫn còn nhớ lần đưa tin CLB Helsingborg (Thụy Điển) đến Nhật Bản năm 1951.

Hiroshi mơ ước một ngày nào đó Nhật Bản sẽ trở thành cường quốc bóng đá thế giới. Nhưng theo ông, đất nước mặt trời mọc còn gặp nhiều chông gai trên con đường này. Ông nói: "Bóng đá ít phổ biến ở Nhật Bản, xếp sau bóng chày và thậm chí sau cả rugby. Nhiều người bi quan cho rằng Nhật Bản quá nhỏ bé để chơi bóng đá.”

Buổi nói chuyện bị gián đoạn bởi tiếng la hét trong khu vực báo chí, có một đội bóng nào đó vừa ghi bàn. Hiroshi đẩy gọng kính dày lên, mắt sáng rực và lại chăm chú theo dõi từng nhịp lăn của quả bóng.

 

(VnExpress)

Xem thêm
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật về lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm ‘Đường lên Điện Biên’ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm