| Hotline: 0983.970.780

'Phủ sóng' nguồn nước sạch đến vùng sâu Kon Tum

Thứ Sáu 18/09/2020 , 08:23 (GMT+7)

Mở rộng các trạm nước sạch tập trung tại Kon Tum đã giúp người dân vùng sâu vùng xa tiếp cận được nguồn nước hợp vệ sinh, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống.

Hệ thống bồn nước sạch cung cấp cho hơn 1.700 hộ dân

Hệ thống bồn nước sạch cung cấp cho hơn 1.700 hộ dân

Để tăng cường tiếp cận nước sạch cho khu vực nông thôn và người nghèo, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện Chương trình “mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” tại 21 tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên  - Nam Trung Bộ giai đoạn 2016-2020.

Kon Tum là một trong những tỉnh được triển khai thực hiện chương trình với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận bền vững với các dịch vụ cấp nước và vệ sinh môi trường.

Đến nay, các công trình cấp nước tập trung nông thôn ngày càng được mở rộng, giúp người dân có cơ hội tiếp cận nguồn nước an toàn.

Trạm cấp nước sạch cụm xã Diên Bình (huyện Đăk Tô) và xã Đăk Hring (huyện Đăk Hà) được xây dựng từ năm 2015 được xem là mô hình hiệu quả về cung cấp nước sạch cho người dân khu vực nông thôn.

Hệ thống vận hành công trình nước sạch

Hệ thống vận hành công trình nước sạch

Ông Lê Hà Sỹ (thôn 8, xã Diên Bình, huyện Đăk Tô) cho biết, gia đình tôi đã sử dụng nguồn nước từ trạm nước sạch được gần 5 năm. Trước đây, gia đình tôi cũng như phần lớn các hộ dân đều sử dụng nước giếng khoan phục vụ sinh hoạt hàng này. Tuy nhiên, nước giếng khoan trong vùng này phần lớn bị nhiễm phèn. Để đảm bảo sức khỏe, gia đình tôi phải mua thêm bộ máy lọc nước mới dám sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày.

Theo ông Sỹ, nguồn nước hiện gia đình đang sử dụng rất sạch, giá thành cũng hợp lý. Gia đình ông có 4 người, mỗi tháng chỉ sử dụng hết 40.000 đồng.

Tương tự, ông Mai Văn Ngọc (thôn 12, xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà) cho biết, so với nguồn nước giếng gia đình sử dụng trước đây, rõ ràng nguồn nước sạch của trạm tốt hơn rất nhiều. Không riêng gì gia đình tôi, các hộ dân quanh đây cũng đã chuyển sang dùng nước của trạm nước sạch bởi nguồn nước đảm bảo, giá thành hợp lý.

Tuy nhiên, ông Ngọc cũng cho biết, hiện nguồn nước sạch chỉ mở theo giờ nên nhiều hộ dân vẫn bị hạn chế nước sunh hoạt. “Chúng tôi mong muốn nhà máy tăng thời gian cấp nước để các hộ dân chúng tôi được sử dụng nguồn nước sạch, dảm bảo sức khỏe”, ông Ngọc cho biết.

Ông Nguyễn Thanh Đức, Trạm trưởng Trạm cấp nước sạch cụm xã Diên Bình (huyện Đăk Tô) và xã Đăk Hring (huyện Đăk Hà) cho biết, hiện trạm cung cấp nguồn nước sạch cho hơn 1.700 hộ dân, trong đó xã Diên Bình 852 hộ, xã Đăk Hring 869 hộ. Trong đó, tổng công suất của công trình khoảng 1.200 m3/ ngày đêm. Đây là công trình cấp nước chủ yếu phục vụ nhu cầu dân sinh trên địa bàn các xã Đăk Hring Diên Bình, huyện Đăk Tô. Giá nước hiện tại được áp dụng tại của công trình là 4.000 đồng/m3, đối với các hộ gia đình chính sách và dân tộc thiểu số là 3.000 đồng/m3.

Ông Đức cho biết, trước đây người dân khu vực 2 xã chủ yếu sử dụng giếng khoan nhưng do nước nhiễm phèn quá nhiều đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Nhận thấy điều này, năm 2015, tỉnh Kon Tum đã cho xây dựng trạm cấp nước sạch để phục vụ người dân.

Theo ông Đức, trạm nước sạch được xử lý thông qua bể lọc theo công nghệ của Đức, đảm bảo nguồn nước an toàn, không bị nhiễm phèn cũng như tránh được các bệnh về đường ruột.

“Hiện tại nguồn nước ngầm khu vực này đang cạn kiệt nên phía trung tâm đang đề xuất mở rộng khai thác nguồn nước trên mặt đất. Nếu vấn đề này được thông qua thì sẽ cung cấp được thêm cho hơn 200 hộ gia đình” – ông Đức chia sẻ.

Gia đình ông Sỹ hài lòng khi được sử dụng nguồn nước sạch

Gia đình ông Sỹ hài lòng khi được sử dụng nguồn nước sạch

Ông Đặng Trần Huân, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Kon Tum cho biết, những năm qua thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch , tỉnh Kon Tum đã đưa vào hoạt động 2 trạm nước sạch tập trung tại Xã Đăk La (huyện Đăk Hà) và cụm xã Diên Bình – Đăk H’Ring (huyện Đăk Tô và Đăk Hà) cung cấp cho hơn 3.000 hộ dân nông thôn.

Trong khoảng tháng 9/2020, 2 trạm nước sạch tập trung tại các xã Ia Chiêm, Hòa Bình (TP. Kon Tum) sẽ được đưa vào sử dụng để phục vụ cho khoảng 1.700 hộ dân trên địa bàn TP. Kon Tum. Bên cạnh đó, đến cuối tháng 12/2020, trạm nước sạch xã Đăk Cấm (Tp. Kon Tum) cũng sẽ được đưa vào sử dụng.

Ông Huân cho biết, với mục tiêu đưa nước sạch đến từng hộ dân trong vùng nông thôn, Trung tâm sẽ tiếp tục ưu tiên các nguồn vốn để xây dựng khép kín hệ thống cấp nước sạch tập trung phục vụ nhu cầu sinh hoạt của tất cả người dân vùng nông thôn.

Theo ông Huân, hiện ngườn nước sạch phục vụ cho người dân vẫn mang tính chất an sinh xã hội là chính. Tuy nhiên trong thời gian tới, Trung tâm sẽ đề xuất với tỉnh để tăng giá nước thì mới đủ chi phí hoạt động và vận hành, bảo dưỡng máy móc.

Kon Tum hiện có 361 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung đang được đưa vào khai thác sử dụng, trong đó có 28 công trình sử dụng bền vững: 28 công trình, 145 công trình sử dụng tương đối bền vững và 84 công trình không hoạt động.

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh trong năm 2019 đạt 88,74%, trong đó số hộ sử dụng từ công trình cấp nước tập trung 21.283 hộ, đạt 23,69%; Số hộ sử dụng từ công trình cấp nước nhỏ lẻ 58.441 hộ, đạt 65,05%. Tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh: 77,7%.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Gạo ST25 được phân hạng tiềm năng OCOP 5 sao

Sóc Trăng Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức chấm điểm, phân hạng OCOP 5 sao đối với sản phẩm Gạo thơm ST25 của huyện Trần Đề.