| Hotline: 0983.970.780

Ý thức sử dụng nước sạch của người dân dần được nâng cao

Thứ Tư 26/08/2020 , 09:56 (GMT+7)

Tỷ lệ hộ dân đấu nối, sử dụng nước sạch mới trên địa bàn huyện Yên Thế (Bắc Giang) tuy còn thấp nhưng ý thức của người dân đã dần được nâng cao.

Theo báo cáo của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc Giang, trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay có 127 công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn (được đầu tư từ năm 1994 đến nay). Trong đó, 123 công trình được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, 4 công trình được đầu tư 100% vốn doanh nghiệp.

Toàn tỉnh hiện nay có 127 công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn. Ảnh: HG

Toàn tỉnh hiện nay có 127 công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn. Ảnh: HG

Trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay, UBND tỉnh đã có quyết định bàn giao 116 công trình đã đầu tư hoàn thành cho các đơn vị quản lý, khai thác, vận hành (trong đó: giao doanh nghiệp quản lý 53 công trình (chiếm 45,7%), hợp tác xã quản lý 2 công trình (chiếm 1,7%), UBND cấp xã quản lý 61 công trình (chiếm 52,6%)); 7 công trình chưa thực hiện giao cho đơn vị quản lý.

Huyện Hiệp Hòa là một trong những địa phương đang được tỉnh Bắc Giang quan tâm và hỗ trợ để giúp người dân sớm được tiếp cận với nguồn nước sạch trong thời gian gần đây. Theo thống kê của Phòng NN-PTNT huyện, Hiệp Hòa hiện có 2 công trình cấp nước sạch. Tuy tỷ lệ hộ dân đấu nối, sử dụng nước sạch mới tuy còn thấp nhưng điều đạt được là ý thức của người dân đã dần được nâng cao.

Cùng với đó, chất lượng nước cũng ngày càng được nâng cao, đảm bảo các quy chuẩn về nước sạch của Bộ Y tế và thái độ phục vụ tận tình của nhà máy mà số lượng người dân sử dụng nước sạch tăng dần.

Cán bộ kỹ thuật của Công ty CP Cây xanh môi trường đô thị Yên Thế vận hành hệ thống. Ảnh: HG

Cán bộ kỹ thuật của Công ty CP Cây xanh môi trường đô thị Yên Thế vận hành hệ thống. Ảnh: HG

Anh Hứa Anh Tuấn, Giám đốc Công ty CP Cây xanh môi trường đô thị Yên Thế, đơn vị được giao quản lý công trình Hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung thị trấn Bố Hạ (huyện Yên Thế) cho biết: Hệ thống cấp nước này được xây dựng từ năm 2003 do UBND thị trấn là chủ đầu tư. Năm 2017, công ty chính thức bắt đầu được tiếp quản lại công trình. Hiện hệ thống cấp nước cho toàn bộ thị trấn Bố Hạ và một số thôn của các xã lân cận.

Theo anh Tuấn, công trình sau khi được công ty tiếp quản đã được thay đổi khá nhiều và hoạt động dựa trên nguyên tắc riêng. Chất lượng nước luôn được đặt lên hàng đầu. công ty kiểm tra nước đầu ra định kỳ tháng 3 lần tại Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh và khi hộ dân hay đơn vị nào cần xem kết quả phân tích công ty đều sẵn sàng photo công khai số liệu.

Ngoài ra, nguồn nước đầu vào của nhà máy là nước sông Thương. Theo đánh giá đây là nguồn nước mặt có chất lượng tốt. Nước được bơm từ trạm bơm cấp I trước khi vào bể trộn, bể phản ứng và bể lắng. Tại bể phản ứng, các kim loại cũng như các tạp chất khi gặp phèn chua sẽ bị kết tủa lại chuyển sang dạng lơ lửng. Tiếp theo, nước được chảy qua hệ thống bể tràn giúp các chất rắn lơ lửng sẽ bị giữ lại.

Tiếp theo, nước sẽ được tiếp tục lọc qua cát thạch anh và sỏi để loại bỏ những cặn nhỏ, đảm bảo các chỉ tiêu hóa lý dùng cho nước sinh hoạt. Cuối cùng, nước sẽ được khử trùng bắng Clo trước khi cấp cho các hộ dân.

"Nghề của chúng tôi là làm dịch vụ kinh doanh nước sạch. Chính vì vậy, phải làm sao cho người dân cảm thấy hài lòng nhất. Trước khi tiến hành lắp đặt và cấp nước đến các thôn, chúng tôi đều tổ chức buổi họp để lấy ý kiến người dân. Và trong buổi làm việc sẽ giải quyết mọi thắc mắc, cũng như tuyên truyền cho họ về tầm quan trọng của nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày. Cùng đó, tại nhà máy luôn có các cán bộ túc trực 24/24h để giải quyết mọi vấn đề cấp nước mà người dân cần giúp đỡ.

Ban đầu khi tiếp quản hệ thống chỉ có khoảng hơn 100 hộ đăng ký sử dụng. Sau một thời gian công ty về tiếp quản và thay đổi hoàn toàn về cơ sở hạ tầng cũng như cung cách phục vụ số lượng đầu nối đến nay đã tăng lên đáng kể khoảng hơn 1000 hộ.", anh Tuấn nói.

Gia đình ông Thăng 100% sử dụng nước sạch của hệ thống. Ảnh: HG

Gia đình ông Thăng 100% sử dụng nước sạch của hệ thống. Ảnh: HG

Ông Nguyễn Nhật Thăng ở thị trấn Bố Hạ chia sẻ: “Trước kia, gia đình vẫn sử dụng nước từ giếng khoan nhiều nơi hay bị có mùi. Đồ vật dùng để chứa đựng, tiếp xúc với nước thì bị ố... Từ khi có nước sạch, gia đình vô cùng phấn khởi. Hiện 100% các hộ quanh đây cũng đều sử dụng nước của hệ thống. Đời sống người dân cải thiện đáng kể nhờ có nước sạch”.

Để các công trình cấp nước đi vào hoạt động có hiệu quả, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhân dân, trong thời gian tới, Sở NN- PTNT sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh giao các công trình chưa giao quản lý khai thác; tiếp tục đôn đốc các công trình do doanh nghiệp quản lý, khai thác chưa thực hiện ký kết hợp đồng quản lý, khai thác, chưa phê duyệt giá bán nước; kiểm tra, rà soát, yêu cầu các đơn vị quản lý công trình thực hiện việc kiểm tra chất lượng nước; yêu cầu đơn vị quản lý công trình có biện pháp khắc phục hoặc xử lý đối với những công trình có chất lượng nước kém…

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm