| Hotline: 0983.970.780

Phú Yên chủ động ứng phó ứng phó mưa lớn, lũ lụt

Thứ Tư 10/11/2021 , 11:05 (GMT+7)

Để ứng phó mưa lớn, lũ lụt, tỉnh Phú Yên đã yêu cầu các địa phương sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó kịp thời hiệu quả.

Ngày 10/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Phú Yên cho biết, từ 19h ngày 8/11 đến 6 giờ ngày 10/11, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa đến mưa to, lượng mưa phổ biến từ 32- 115,2mm. Trong đó lượng mưa tại xã EaLy 105,2mm; An Chấn 111,2mm; Phú Mỡ 114,0mm; Xuân Lộc 115,2mm.

Hiện nay mực nước trên các sông đều dưới báo động 1, còn các hồ chứa thủy điện đang tích nước, xả lũ. Cụ thể, lúc 15 giờ ngày 9/11, hồ thủy điện Sông Ba Hạ xả qua tràn và chạy máy 450m3/s. Lúc 13 giờ ngày 9/11, hồ thủy điện Sông Hinh xả qua tràn và chạy máy 150m3/s. Lúc 3 giờ ngày 10/11, hồ thủy điện Krông HNăng xả qua tràn và chạy máy 164m3/s. Lúc 5 giờ ngày 10/11, hồ thủy điện La Hiêng 2 xả qua tràn và chạy máy 164,86m3/s. Song các hồ chứa thủy điện vận hành, điều tiết tích, xả nước qua tràn để đón lũ, theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba, nhằm đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du.

Hiện các hồ chứa thủy điện vận hành, điều tiết tích, xả nước qua tràn để đón lũ, theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba, nhằm đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du. Ảnh: NX.

Hiện các hồ chứa thủy điện vận hành, điều tiết tích, xả nước qua tràn để đón lũ, theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba, nhằm đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du. Ảnh: NX.

Đối với 3 hồ thủy lợi lớn (hơn 10 triệu m3), hiện nay dung tích các hồ này phổ biến từ 37,87-81,79% dung tích thiết kế. Đối với các hồ chứa nước thủy lợi nhỏ, đang tích nước phổ biến từ 80-95% so với dung tích thiết kế.

Đối với nuôi trồng thủy sản, hiện toàn tỉnh 107.980 ô lồng/2.555 bè, trong đó TX Sông Cầu: 82.696 ô lồng/2.018bè; TX Đông Hòa: 16.597 ô lồng/386 bè; huyện Tuy An: 8.687 ôlồng/151 bè. Trước mùa mưa bão các địa phương đã chỉ đạo các doanh nghiệp, hộ nuôi thủy trồng thủy sản, khai thác đối với vật nuôi đạt kích cỡ thương phẩm và chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với mưa, lũ, như thả sâu, chằng néo chắc chắn.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Phú Yên, trước đó nhận được thông tin báo của cơ quan Khí tượng thủy văn, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với nhiễu động gió đông trên cao nên từ ngày 9-14/11, ở Trung Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông. Từ ngày 15/11, mưa lớn ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa còn diễn biến phức tạp và có khả năng kéo dài.

Trước tình hình này, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên đã ban hành Văn bản số 109 ngày 8/11/2021, Công điện số 110 ngày 09/11/2021 về việc chủ động triển khai ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, theo đó yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố và cơ quan, đơn vị liên quan, nhất là các địa phương có nguy cơ bị lũ, ngập lụt tổ chức theo dõi chặt chẽ các bản tin về mưa lớn, lũ lụt.

Từ đó, chủ động sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó kịp thời hiệu quả, nhất là các khu vực nguy hiểm, vùng trũng thấp, ngập sâu, chia cắt, nhà không bảo đảm an toàn, khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét... Cùng với đó sẵn sàng triển khai phương án phòng, chống ngập úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu nuôi trồng thủy sản. Sẵn sàng các phương án bảo vệ nhà cửa, kho tàng, trụ sở, công trình; kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn tại các khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, nước chảy xiết. Chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra; nhất là phương án di dời sơ tán dân tập trung, đảm bảo an toàn công tác phòng chống dịch Covid-19 phù hợp với tình hình cụ thể tại các địa phương, đơn vị.

Đối với các công trình thủy lợi, hồ chứa thủy lợi, thủy điện, nhất là các hồ chứa đã đầy nước các địa phương, đơn vị chủ động sẵn sàng triển khai các phương án đảm bảo an toàn các công trình hồ, đập, theo phương châm “3 sẵn sàng” “4 tại chỗ” tổ chức vận hành, điều tiết tích, xả nước phù hợp, hạn chế thấp nhất ngập lụt vùng hạ du.

Đối với các công trình đang thi công, nhất là các công trình đang thi công dở dang tại các vùng trũng thấp, ven sông, ven suối, chủ động sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó mưa lớn, lũ lụt, nhất là phương án đảm bảo an toàn người và phương tiện, trang thiết bị máy móc…

Tỉnh Phú Yên dự kiến di dời sơ tán dân cư tại các khu vực bị ngập sâu, chia cắt tại các huyện Đồng Xuân, Tuy An, TX Sông Cầu, theo dự báo ngập lụt trên báo động 3. Cụ thể, sơ tán xen ghép 1.622 hộ/5.073 khẩu, sơ tán tập trung 2.927 hộ/9.412 khẩu tại 3 địa phương trên.

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

Chủ động với các kiểu thiên tai nguy hiểm giai đoạn chuyển mùa

Bến Tre Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bến Tre có công văn yêu cầu chủ động phòng tránh, ứng phó các kiểu thiên tai giai đoạn chuyển mùa.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.