| Hotline: 0983.970.780

Phục hồi rễ vườn cây ăn trái sau hạn mặn.

Thứ Bảy 29/05/2021 , 14:49 (GMT+7)

Mặn xâm nhập vào nội đồng ở ĐBSCL trong mùa nắng là chuyện bình thường năm nào cũng có. Vậy, phục hồi rễ vườn cây ăn trái sau hạn mặn như thế nào?

Nước mặn có vào sâu hay không là tùy thuộc vào lượng nước từ thượng nguồn đổ về, lượng mưa tại chỗ và mức độ triều cường. Những năm gần đây, mặn đã xâm nhập mạnh đến vườn cây ăn trái của vùng sinh thái nước ngọt, gây ra những tác hại đến bộ rễ.

Khi nước mặn đến mà vườn cây không được ngăn mặn tốt, nước mặn sẽ xâm nhập vào mương vườn rồi theo mao dẫn kéo lên mặt liếp, nhất là ở bên mé liếp, gây hại bộ rễ. Nước mặn xâm nhập vào mương vườn không chỉ ở trên mặt mà còn có thể thẩm lậu xuyên qua tầng đất chứa nhiều xác bã hữu cơ, bời rời ở dưới sâu. Đây là vấn đề cần quan tâm trong quản lý nước mặn.

Quá trình phèn hoạt động. Đồ hoạ: Bảo Vệ.

Quá trình phèn hoạt động. Đồ hoạ: Bảo Vệ.

Đối với vườn cây được ngăn mặn tốt, nhưng với thời gian bị mặn kéo dài cũng có thể gây ra một tác hại khác. Lúc đó đất ở đáy mương vườn bị khô nứt, không khí xâm nhập chuyển phèn tiềm tàng ở dưới sâu thành phèn hoạt động tạo ra độc chất. Độc chất phèn này sẽ kéo lên mặt liếp gây hại bộ rễ khi mương vườn có nước ngọt trở lại. Đây là nguyên nhân gây ra chết cây ở nhiều nơi vào đầu mùa mưa sau thời kỳ hạn mặn.

Rễ cây còn có thể bị chết do thiếu dinh dưỡng. Rễ cây cũng cần 2 nhóm dinh dưỡng là dinh dưỡng khoáng (như đạm, lân, kali, canxi…) và dinh dưỡng đường bột (do lá quang hợp tạo ra). Trong điều kiện hạn mặn, rễ cây không hút được dưỡng chất khoáng (do đất bị khô) và cũng không nhận được dưỡng chất đường bột do tiến trình quang hợp của lá bị đình trệ. Lá không quang hợp được là do thiếu 2 nguyên liệu là nước và khí CO2 (do khí khẩu đóng lại).

Quá trình rễ cây bị hại do xâm nhập mặn. Đồ hoạ: Bảo Vệ.

Quá trình rễ cây bị hại do xâm nhập mặn. Đồ hoạ: Bảo Vệ.

Như vậy, khi nước mặn xâm nhập đến vùng trồng cây ăn trái, có thể gây ra tổn thương bộ rễ không chỉ đơn thuần do mặn mà còn có thể do phèn và thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, khi có nước ngọt cần phải áp dụng biện pháp rửa mặn nhanh, phục hồi bộ rễ để cây mau phục sức, như sau:

Dùng cuốc, len hay máy xới nhỏ xới nhẹ lớp đất mặt sâu khoảng 3-5 cm của toàn bộ đất trong vườn. Mục đích để khi bơm nước rửa, nước thấm vào đất mà không chảy tràn nhiều trên mặt liếp.

Bón rải đều lên mặt đất liếp đã xới từ 1-3 kg vôi cho mỗi gốc, tùy theo mật độ trồng dày hay thưa (khoảng 0,5 – 1 kg vôi cho 10 m2 mặt đất liếp). Nên sử dụng loại đá vôi nung, nhưng phải cần thận khi tả ra thành bột, vì nhiệt độ có thể lên đến 120 độ C khi vôi gặp nước. Loại này tác dụng mạnh và nhanh. Bên cạnh tác dụng làm tăng pH và hạ phèn, vôi còn cung cấp chất canxi để đẩy mặn ra khỏi keo đất, giúp rửa mặn nhanh và hiệu quả, cải tạo môi trường đất thích hợp cho bộ rễ phát triển.

Sau khi bón vôi, dùng vòi nước tưới đều khắp mặt liếp. Cần điều chỉnh lưu lượng tưới để phần lớn nước thấm xuống sâu mà không chảy tràn nhiều trên mặt đất. Cần phải tưới lặp lại nhiều lần nếu trời không mưa. Sau vài ngày quan sát xem cây có rễ lông tơ mới chưa, nếu chưa tiếp tục tưới rửa phèn, mặn một lần nữa.

Phân chuyên dùng Đầu Trâu mặn phèn của Công ty Bình Điền. Ảnh: Bảo Vệ.

Phân chuyên dùng Đầu Trâu mặn phèn của Công ty Bình Điền. Ảnh: Bảo Vệ.

Sau khi cây có rễ mới, bón từ 0,5-2 kg phân Đầu Trâu Mặn Phèn cho mỗi gốc tùy theo loại cây, tuổi cây và mức độ nhiễm mặn và phèn. Phân được bón bằng cách xới nhẹ băng đất xung quanh gốc theo hình chiếu của tán hoặc xới một băng dài giữa liếp nếu cây được trồng 2 hàng trên liếp. Băng đất xới rộng khoảng 0,5 m. Bón phân vào băng đất đã xới và tưới nước để tan phân.

Các chất trong phân Đầu Trâu Mặn Phèn có tác dụng như sau: (a) Chất canxi (Ca): có tác dụng giúp cây trồng giải độc, làm vững chắc vách tế bào, tăng khả năng chống chịu của cây trong điều kiện bất lợi của nắng nóng, mặn và phèn; (b) Chất lân (P): Giúp đất cố định độc chất sắt, nhôm do phèn đồng thời thúc đẩy bộ rễ của cây phát triển; (c) Chất silic (Si): Giúp rễ cứng cáp chống chịu lại mặn và phèn. Cành, lá cứng chắc chống chịu sâu, bệnh tốt hơn; (d) Chất đạm (N): Đạm được hấp thụ vào trong cây sẽ kết hợp với hóc-môn tăng trưởng giúp cây ra đọt mới, lá xanh, quang hợp tốt tạo ra dinh dưỡng đường bột cung cấp cho rễ.

Xem thêm
Sâu hại đục thân gốc và cành điều

Sâu đục thân gốc và cành là một loại xén tóc, đục vào thân cành, gây hại nghiêm trọng trên các vườn điều già cỗi, trồng dầy, rậm rạp, ít chăm sóc.

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?