| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp giảm thất thoát phân bón

Thứ Sáu 07/05/2021 , 07:08 (GMT+7)

Phân bón bị thất thoát qua 4 con đường: Chảy tràn, thấm sâu, cố định và bay hơi nên cần biện pháp làm giảm sự thất thoát này nông dân mới canh tác hiệu quả.

Thất thoát do dưỡng chất chuyển hóa thành thể khí bay hơi

Thất thoát do bay hơi chủ yếu là chất đạm (N). Khi urê được bón vào đất sẽ thủy phân thành đạm amôn (NH4+), là thức ăn của cây. Ở trong đất, chất dinh dưỡng này dễ chuyển hóa thành thể khí NH3 hoặc bị nitrat hóa sau đó chuyển thành khí N2O, N2 bay đi.

Để giảm sự thất thoát, về mặt canh tác khi bón nên đưa N xuống sâu, nhờ các keo đất giữ lại giúp giảm bớt sự bay hơi. Ngoài ra, có thể chọn loại phân có bổ sung hoạt chất làm giảm mất đạm. Chẳng hạn như Công ty cổ phần phân bón Bình Điền có sản xuất phân Đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A+, là loại phân urê có bổ sung chất Agrotain.

Con đường thất thoát phân đạm. Đồ hoạ: Bảo Vệ.

Con đường thất thoát phân đạm. Đồ hoạ: Bảo Vệ.

Agrotain là tên thương mại của hoạt chất N (n-Butyl) thiophosphoric triamide (NBPT) có tác dụng ức chế hoạt tính của men Urease trong thời gian tới 14 ngày, do vậy hạn chế quá trình chuyển hóa đạm từ phân Urê thành những chất khí giúp giảm thất thoát, vì vậy giảm được lượng phân bón.

Thất thoát do dưỡng chất theo nước chảy tràn hay hay đi xuống sâu (trực di)

Phân sau khi bón, các chất dinh dưỡng sẽ hòa tan vào nước tưới, có thể theo nước chảy tràn hoặc trực di ra khỏi cùng rễ của cây gây thất thoát. Để giảm sự thất thoát theo con đường này, ở ruộng lúa cần cũng cố bờ bao giữ nước trong ruộng tối thiểu 5-7 ngày sau khi bón phân và có đánh bùn khi làm đất để tạo tầng đế cày (tầng đất cứng bên dưới tầng canh tác) để hạn chế mất phân do trực di.

Còn ở đất liếp vườn cây ăn trái, phải điều chỉnh lưu lượng nước tưới sau khi bón phân, không để nước chảy tràn hay tưới quá lâu làm thấm sâu gây làm mất phân.

Đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A của phân bón Bình Điền. Ảnh: Bảo Vệ.

Đạm hạt vàng Đầu Trâu 46A của phân bón Bình Điền. Ảnh: Bảo Vệ.

Ngoài ra có thể chọn những loại phân chậm tan hay phân phóng thích có kiểm soát hoặc phân có dưỡng chất thông minh để giảm thất thoát. Chẳng hạn như Công ty cổ phần phân bón Bình Điền có phân Đầu Trâu DAP-Smart Zinc (kẽm thông minh), khi bón vào đất chất kẽm này không tan trong nước nên không bị thất thoát, chỉ khi cây cần thì rễ tiết ra axit hòa tan dưỡng chất này và lúc đó cây trồng hấp thụ được. Vì vậy sẽ giảm thất thoát, nhất là những chất vi lượng.

Thất thoát do dưỡng chất bị cố định không hữu dụng cho cây

Phân sau khi bón vào đất, dưỡng chất có thể bị cố định bởi một số chất có trong đất nên không còn hữu dụng cho cây. Như ở đất chua hay đất phèn, chất sắt (Fe) sẽ hòa tan nhiều vào dung dịch đất khi pH đất dưới 5,5, còn khi pH xuống thấp dưới 4,5 sẽ có cả nhôm (Al) hòa tan, các chất Fe, Al hòa tan này sẽ cố định dưỡng chất P khi phân được bón làm cây trồng không hút được P.

DAP Smart Zinc của Công ty Bình Điền. Ảnh: Bảo Vệ.

DAP Smart Zinc của Công ty Bình Điền. Ảnh: Bảo Vệ.

Trong kỹ thuật canh tác, có thể dùng phương pháp rửa loại bỏ các chất này ra khỏi đất, hoặc bón vôi nâng cao pH để các chất này không hòa tan trong dịch đất gây sự cố định P. Ngoài ra, có thể chọn loại phân bón có bổ sung hoạt chất làm bất hoạt Fe, Al.

Chẳng hạn như trước đây, Công ty cổ phần phân bón Bình Điền có sản xuất phân Đầu Trâu DAP-Avail, là loại phân DAP có bổ sung chất Avail. Avail là chất điện tích âm, có ái lực mạnh với Fe, Al sẽ giúp P hữu dụng cho cây trồng khi phân DAP được sử dụng trên đất phèn.

Xem thêm
Bệnh thối đen hoa lan và cách phòng trị

Hoa lan là cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao và thu hoạch quanh năm, tuy nhiên rất hay bị bệnh nhất là bệnh thối đen gây thiệt hại lớn cho nhà nông...

Doanh nghiệp đồng loạt kiến nghị về thuế khô dầu đậu tương

Nhiều doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi vừa cùng gửi văn bản nêu những vướng mắc về mã số hàng hóa của mặt hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.

Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio Hàn Quốc

Toàn Thắng Corporation và Hannam Bio sẽ hợp tác trong phát triển sản xuất vi sinh vật có lợi, tăng năng lực cạnh tranh, đóng góp vào sự phát triển bền vững ngành thủy sản.