| Hotline: 0983.970.780

PVFCCo SW gia nhập Sàn chứng khoán Hà Nội

Thứ Ba 21/07/2015 , 21:01 (GMT+7)

Ngày 21/7, Cty CP Phân bón và Hóa chất dầu khí Tây Nam bộ (PVFCCo SW) chính thức niêm yết 17 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán PSW.

Việc lên sàn được kỳ vọng tạo sức bật mạnh mẽ cho PSW trên lĩnh vực chủ lực là kinh doanh các loại phân bón…

PVFCCo SW là DN kinh doanh và phân phối sản phẩm phân bón mang thương hiệu Phú Mỹ và các loại phân bón khác tại ĐBSCL. Đây là vùng SXNN chủ lực của cả nước với diện tích lúa chiếm hơn 50%, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ gạo tới 56% và đóng góp trên 90% lượng gạo XK của cả nước.

Nhu cầu sử dụng phân bón tại ĐBSCL là rất lớn, tổng nhu cầu phân bón vô cơ hàng năm lên tới gần 2 triệu tấn.

Sau 7 năm hoạt động, đến nay PVFCCo SW đã xây dựng được hệ thống phân phối rộng khắp với 2 chi nhánh và các đại lý/cửa hàng cấp 1, cấp 2 bao phủ khắp các tỉnh trong khu vực.

Hệ thống kho cảng có sức chứa khoảng 90 ngàn tấn tại Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp… đã góp phần nâng cao năng lực cung ứng của Cty.

Hệ thống trên đã đáp ứng hơn 30% nhu cầu phân đạm tại khu vực, giúp Cty giữ vững thị phần phân bón, trở thành DN kinh doanh phân phối phân bón chuyên nghiệp và uy tín hàng đầu tại miền Tây Nam bộ.

Chỉ tính riêng năm 2014, sản lượng kinh doanh phân bón của PVFCCo SW đạt 320.252,3 tấn, tương đương 106,75% kế hoạch năm, bao gồm phân bón mang thương hiệu Phú Mỹ và các loại phân bón khác.

Tổng doanh thu của PVFCCo SW đạt 2.569,8 tỷ đồng, tương đương 100,35% kế hoạch đề ra. Trong đó doanh thu từ tiêu thụ đạm Phú Mỹ chiếm hơn 63% tổng doanh thu.

Năm 2015, PVFCCo SW đặt mục tiêu sản lượng 305.000 tấn, doanh thu 2.476,7 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 28 tỷ đồng. Tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến là 12% bằng tiền mặt. Tại PVFCCo SW, TCty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) đang nắm giữ 75% cổ phần.

Về dài hạn, mục tiêu chiến lược của PVFCCo SW là phát triển bền vững, cung cấp các sản phẩm phân bón, nông dược uy tín hàng đầu trong khu vực, thị phần phân đạm tối thiểu đạt 30% tại khu vực, kèm theo các giải pháp sử dụng phân bón hiệu quả, góp phần phát triển bền vững nông nghiệp khu vực ĐBSCL và lợi ích của cổ đông.

Giữ vững thành quả đã đạt được trong những năm qua, phát huy thế mạnh sẵn có, PVFCCo SW đã vạch ra những mục tiêu cụ thể nhằm phát huy và giữ vững thị phần đạm Phú Mỹ tại ĐBSCL, duy trì và phát triển sự liên kết giữa PVFCCo SW - hệ thống phân phối - người nông dân với phương châm "Chia sẻ với hệ thống phân phối, trách nhiệm với người nông dân và uy tín với sản phẩm”.

PVFCCo SW xác định nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ hậu mãi với nông dân là giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh.

psw-hinh-tren-bi-bo-pr095019540
Mô hình trình diễn phân bón Phú Mỹ trên cánh đồng lớn

Việc nghiên cứu phát triển đa dạng hóa sản phẩm phân bón sẽ góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho Cty.

Mục tiêu chiến lược của PVFCCo SW là phát triển bền vững, trở thành một trong những DN kinh doanh và phân phối phân bón hàng đầu tại ĐBSCL.

Vì vậy, việc niêm yết cổ phiếu PSW trên thị trường chứng khoán không chỉ nhằm mục tiêu minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn giúp PVFCCo SW thực hiện mục tiêu huy động vốn để phát triển tập trung vào lĩnh vực phân bón.

Đây cũng là cơ hội đầu tư tốt đối với các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu có tiềm năng.

Được biết, PVFCCo tiền thân là Cty Phân đạm và Hóa chất dầu khí, được thành lập theo QĐ số 02/2003/QĐ - VPCP ngày 28/03/2003 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Bên cạnh sản phẩm truyền thống là Đạm Phú Mỹ, PVFCCo còn cung cấp các sản phẩm phân bón chất lượng cao khác như NPK Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ, DAP Phú Mỹ, SA Phú Mỹ... tạo thành bộ sản phẩm Phân bón Phú Mỹ chất lượng cao, giá cả hợp lý cho bà con nông dân.

Cty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/01/2004 và chuyển đổi thành Cty cổ phần từ cuối năm 2007 và cổ phiếu DPM chính thức được niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán TP.HCM vào ngày 5/11/2007.

Ngày 15/5/2008, Cty CP Phân đạm và Hóa chất dầu khí chính thức chuyển đổi thành TCty Phân bón và Hóa chất dầu khí - Cty cổ phần (tên tiếng Anh là PetroVietnam Fertilizer and Chemicals Corporation, viết tắt là PVFCCo), hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

PVFCCo đang quản lý, vận hành Nhà máy Đạm Phú Mỹ có công suất 800.000 tấn/năm tại Bà Rịa - Vũng Tàu, cung cấp cho thị trường khoảng 40% nhu cầu phân đạm.

4 Cty con của PVFCCo tại các vùng miền (miền Bắc, miền Trung, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ) chịu trách nhiệm phân phối các sản phẩm của TCty rộng khắp cả nước.

Trong đó, Cty CP Phân bón và Hóa chất dầu khí Tây Nam bộ có trụ sở đặt tại TP Cần Thơ với thị trường tiêu thụ từ Tiền Giang đến Cà Mau.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm