| Hotline: 0983.970.780

‘Quả ngọt’ ở Hiệp Đức

Thứ Năm 23/09/2021 , 08:47 (GMT+7)

Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) đã tạo ra những điều kiện quan trọng để huyện miền núi Hiệp Đức thay đổi diện mạo như ngày hôm nay.

Là 1 trong 9 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam nên vào thời điểm bắt đầu thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM, Hiệp Đức có điểm xuất phát tương đối thấp. Vào năm 2011, qua rà soát toàn huyện thì xã đạt cao nhất cũng chỉ đáp ứng được 2 tiêu chí.

Cơ sở hạ tầng huyện Hiệp Đức được đầu tư xây dựng khang trang. Ảnh: CTV.

Cơ sở hạ tầng huyện Hiệp Đức được đầu tư xây dựng khang trang. Ảnh: CTV.

Tuy nhiên, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận chung sức, chung lòng của người dân, qua 10 năm, bộ mặt NTM huyện Hiệp Đức đã có những chuyển biến rõ nét. Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Nhiều mô hình phát triển kinh tế được hình thành, tạo cơ sở cho kinh tế địa phương ngày một phát triển.

Theo đó, phong trào xây dựng NTM trên địa bàn huyện Hiệp Đức đã phát huy được vai trò chủ thể của nhân dân; tập trung đầu tư cơ bản đồng bộ, khang trang các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất, dân sinh, các thiết chế văn hóa như: Bê tông hóa 50km đường; kiên cố hóa gần 20km kênh và 7 đập: xây mới 7 nhà văn hóa xã, 40 nhà văn hóa thôn, 48 khu thể thao xã, thôn… với tổng kinh phí thực hiện 110 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương, tỉnh 96,5 tỷ đồng; ngân sách huyện 8,3 tỷ đồng; ngân sách xã và người dân đối ứng 5,4 tỷ đồng).

Đặc biệt, những thành tựu đáng kể nhất của huyện phải kể đến lĩnh vực nông nghiệp. Hiệp Đức tập trung chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; chuyển từ nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại. Đến nay, địa phương này đã thu hút 5 doanh nghiệp đến khảo sát, lập dự án đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi bò, heo với quy mô từ vài trăm đến hàng chục ngàn con.

Hệ thống giao thông nông thôn ở huyện Hiệp Đức.  Ảnh: CTV.

Hệ thống giao thông nông thôn ở huyện Hiệp Đức.  Ảnh: CTV.

Theo phòng NN-PTNT huyện Hiệp Đức, ngoài phát triển quy mô chăn nuôi từ các doanh nghiệp, ngành chức năng huyện đã có những cơ chế hỗ trợ cho người dân. Trong đó, chú trọng mô hình chăn nuôi bò zebu, BBB, bò lai Zebu với bò BBB. Huyện đã hỗ trợ cho 1.203 hộ/gần1,2 tỷ đồng để phát triển đàn bò, nâng tổng đàn bò toàn huyện lên hơn 9.500 con, chiếm hơn 91, % bò lai so với tổng đàn.

“Ngoài ra, huyện Hiệp Đức cũng ban hành cơ chế hỗ trợ khuyến khích các hộ để đầu tư xây dựng mô hình vườn điểm, vườn mẫu. Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện đã xây dựng được 313 vườn mới (bao gồm các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, măng cụt, bưởi da xanh…) với tổng kinh phí hỗ trợ 2,6 tỷ đồng. Hỗ trợ khuyến khích cho 4 gia trại/200 triệu đồng đạt tiêu chí trang trại theo Thông tư số 27 của Bộ NN-PTNT”, ông Huỳnh Đức Viên, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hiệp Đức cho biết.

Cũng theo ông Viên, một kết quả đáng kể của huyện Hiệp Đức trong xây dựng NTM nữa là tận dụng ưu thế của địa phương là khu vực miền núi để phát triển trồng rừng. Đặc biệt là rừng gỗ lớn. Huyện này đã trồng 1.820 ha, đã cấp chứng chỉ rừng FSC 821ha. Mỗi năm trồng mới và tái canh rừng trên 2.500ha, trong đó trồng rừng gỗ lớn 1.200 ha/năm. Đến nay toàn huyện trồng được 19.001ha keo nguyên liệu giấy.

Với những gì đã làm được, từ những khó khăn ban đầu, huyện Hiệp Đức đã vươn lên mạnh mẽ sau 10 năm thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM. Giai đoanh 2011 - 2020, huyện có 5 xã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận đạt chuẩn NTM gồm: Bình Lâm, Quế Thọ, Hiệp Hòa, Hiệp Thuận, Bình Sơn. Bình quân toàn huyện đạt 14,8 tiêu chí/xã, không có xã nào dưới 9 tiêu chí.

“Trong thời gian tới, để thực hiện chương trình NTM hiệu quả hơn nữa huyện đã đề ra nhiều giải pháp. Trong đó sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phát huy tối đa vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng NTM nhất là huy động nguồn lực, giải phóng mặt bằng...

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, trung tâm điều hành thông minh huyện; đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp; tập trung thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, phát triển sản xuất áp dụng quy trình VietGAP, nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và thương hiệu sản phẩm nông nghiệp…”, ông Huỳnh Đức Viên, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hiệp Đức chia sẻ.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.